Trái với niềm tin thông thường, giao dịch vàng không hề đơn giản. Nó không chỉ tăng khi nhà đầu tư chọn từ bỏ rủi ro hoặc USD giảm. Điều tương tự cũng đúng trong chiều ngược lại – tâm lý chấp nhận rủi ro hoặc USD mạnh hơn gây áp lực lên vàng.
Khi tháng 8 sắp kết thúc, vàng chuẩn bị kết thúc tháng giảm thứ 5 liên tiếp, một điều chưa từng xảy ra trong vòng 5,5 năm gần đây kể từ giai đoạn tháng 10/2012 – tháng 2/2013. Trong khi đà giảm của vàng hiện nay dự kiến củng cố USD mạnh hơn, đà giảm trước đó dựa trên bối cảnh USD đi ngang.
Đối với các nhà phân tích đang theo dõi cung cầu đối với vàng vật chất, và dựa vào để để dự báo diễn biến tiếp theo, giá vàng giảm 30% từ tháng 10/2012 cho đến tháng 7/2013 mặc dù nhu cầu đối với vàng vật chất đang tăng ở mức kỷ lục, đặc biệt là ở Châu Á. Đối với nhà đầu tư đang nắm vị thế đối lập đối với USD, đà tăng của USD chỉ tăng nhẹ 4% khi giá vàng giảm 30%.
Tại sao vàng đã mất gần 1/3 giá trị ? John Hathaway, Chủ tịch quỹ Tocqueville Gold cho rằng các thị trường phái sinh đã giảm hơn 92 lần so với thị trường vàng vật chất. Hiện nay, nhiều người đổ lỗi cho Bitcoin vì đã thu hút hết nhu cầu từ vàng. Hathaway gọi đó là “baloney”.
Thay vào đó, vàng chịu áp lực từ những yếu tố:
- Nhà đầu tư vẫn chấp nhận rủi ro khi thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đạt kỷ lục mới
- Ngay cả khi nhà đầu tư trở nên sợ hãi, họ chuyển sang USD để trú ẩn và
- Lãi suất Mỹ thuận lợi và dự kiến tiếp tục tăng, củng cố USD ngay cả khi thị trường chấp nhận rủi ro
Nhà đầu tư tiếp tục đồn đoán về xu hướng và lo sợ nó có thể đảo chiều. Thực sự là vậy. Tuy nhiên do đây chỉ là xác suất, tỷ lệ cược luôn đi cùng xu hướng.
Giá vàng giảm kể từ tháng 3 khi nó bước vào kênh giảm. Tâm lý mô hình này đều được thị trường cho rằng tài sản đang bị định giá quá cao. Đó là lý do tại sao người bán không phải là những người duy nhất đẩy giá xuống bằng cách đồng ý bán ở mức giá tương ứng thấp hơn. Người mua cũng rất kiên cường khi họ tiếp tục chấp nhận giá của người bán ngay cả khi giá ngày càng thấp hơn.
Tuy nhiên, trong kênh giảm, cho đến nay, người mua đã giảm đường hỗ trợ ngày càng sâu, giá đã giảm dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 12/2015. Lưu ý rằng giá đang giao dịch dưới kênh đó do người mua không ở giá đỉnh của kênh.
Giá đã giảm gần 4% dưới kênh giảm, đạt mức thấp $1160. Giá hồi phục 4,5% trong ngày thứ 3 lên ngưỡng $1215, sau đó chịu áp lực bán mạnh ở ngưỡng $1220, đường kháng cự/hỗ trợ ngày 2/8.
Phiên giảm thứ 2 ngày hôm nay tăng khả năng vàng sẽ không thể trở lại đỉnh của kênh tăng, và đáy của kênh sẽ trở thành đường kháng cự mới – ngưỡng mà bên bán đã chiếm ưu thế trong cán cân cung-cầu.
Chiến lược giao dịch - Thiết lập vị thế bán khống
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ một đáy mới dưới ngưỡng $1160,56 ngày 16/8.
Nhà đầu tư trung bình có thể chờ giá giảm dưới ngưỡng $1180, trở lại dưới kênh giảm.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia bán ngay. Lưu ý ngưỡng $1200 là ngưỡng tâm lý có thể đưa ra hỗ trợ.
Ví dụ về giao dịch
- Điểm vào: $1199, sau khi đóng cửa dưới ngưỡng tâm lý $1200.
- Cắt lỗ: $1201, trên ngưỡng tâm lý
- Rủi ro: $2
- Mục tiêu: $1185, trên ngưỡng hỗ trợ ngày 23-24/8
- Lợi nhuận: $14
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:7