Hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammad bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin có lẽ đang rất hài lòng với việc hợp đồng tương lai dầu tháng 5 giảm xuống mức âm hôm thứ hai. Họ đã đạt được điều họ muốn: phá hủy ngành công nghiệp dầu đá phiến, và Mỹ sẽ nhiều thời gian để có thể xây dựng lại ngành công nghiệp này.
Giá hợp đồng tương lai dầu thô WTI tháng 5
Đại dịch coronavirus đã làm giảm nhu cầu dầu trên thế giới, với ước tính khoảng bốn tỷ người, hoặc một nửa dân số trái đất, đang bị hạn chế di chuyển. Không chỉ dầu thô WTI mà cả dầu của Ả Rập, UAE, Dubai, Nigeria, Nga và Anh đều đang bị tàn phá khi sản lượng giảm với tốc độ chậm hơn so với nhu cầu. Tuy nhiên, thách thức mà WTI phải đối mặt lớn hơn rất nhiều so với các loại dầu khác khi khả năng dự trữ dầu thô ở Hoa Kỳ đang bị thu hẹp nhanh chóng.
Trung tâm Cushing Oklahoma là điểm giao hàng cho hợp đồng tương lai hết hạn của dầu WTI. Có khoảng 60 triệu thùng dầu được lưu trữ, so với công suất khoảng 90 triệu của Cushing Oklahoma.
Cơn ác mộng của việc dự trữ dầu
Với tốc độ mà Cushing đang tích trữ - trung bình 16 triệu thùng mỗi tuần trong ba tuần qua - các nhà phân tích cho rằng trung tâm có thể hết công suất vào giữa tháng 5, hoặc tuần đầu tiên của tháng 6 là muộn nhất.
Có những cách lưu trữ khác cho dầu WTI - đường ống, đường sắt và thậm chí cả Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược của chính phủ, mà theo Trump vào hôm thứ Hai rằng có thể chứa thêm 75 triệu thùng. Nhưng ngay cả khi bổ sung tất cả những phương án đó, khả năng dự trữ dầu của Hoa Kỳ hiện tại chỉ còn khoảng 150 triệu đến 200 triệu thùng, theo Rystad Energy.
Sau khi công suất của Cushing lấp đầy vào đầu tháng 6, có thể có thêm sáu đến tám tuần nữa trước khi thị trường Mỹ hoàn toàn ngừng hoạt động. Mỹ đang là nơi sản xuất đang giảm nhanh hơn tất cả các nơi khác trên thế giới - nhưng không đủ nhanh để bắt kịp với nhu cầu sụt giảm do COVID- 19.
Tính đến tuần trước, sản lượng đã giảm chỉ 800,000 thùng/ngày từ mức sản xuất cao kỷ lục 12.3 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Số lượng giàn khoan dầu của Hoa Kỳ đang hoạt động đã giảm 35%, mặc dù chỉ số trong năm tuần nữa có thể tồi tệ hơn.
Tất cả những điều này đã khiến dầu WTI trở thành nạn nhân của Ả Rập Xê Út và Nga trong cuộc chiến tìm kiếm thị phần mới. Chiến lược của họ là chơi đùa với Trump bằng cách cam kết cắt giảm sản xuất nhưng không bao giờ làm đủ theo thỏa thuận để bị mất thị phần.
Ả Rập Xê Út cũng đang triển khai các chiến thuật tinh vi hơn Nga, khi cung cấp các điều khoản tín dụng hào phóng cho các nhà máy lọc dầu đã mua dầu từ Saudi Aramco (thuộc sở hữu nhà nước Ả Rập Xê Út) (SE: 2222) và giảm giá sâu cho khách hàng ở châu Á trong khi xoa dịu tổng thống Trump bằng cách tăng giá dầu khi dầu được vận chuyển đến Hoa Kỳ.
“Quả bom” của Ả Rập Xê Út
Mặc dù vậy, 20 tàu chở dầu của Ả Rập Xê Út dự kiến sẽ đến các cảng Louisiana và Texas của Hoa Kỳ vào cuối tháng 5 và bán 40 triệu thùng dầu thô, theo nguồn tin tại các công ty phân tích thị trường và vận chuyển Vortexa Ltd. và Kpler Inc.
Những thùng dầu được chở đến đều đã có người đặt mua trước; nhưng có thể thấy Motiva, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Hoa Kỳ tại Port Arthur, Texas, có khả năng xử lý 630.000 thùng mỗi ngày, là thuộc sở hữu của Ả Rập Xê Út.
Ông John Kilduff, đối tác sáng lập của quỹ phòng hộ năng lượng New York Again Capital cho biết, “Hãy nghĩ về 20 thùng dầu này như 20 “quả bom” được cài đặt tại Mỹ. Đấy là mức độ hủy diệt họ hướng tới với những nhà sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ.’
Sau đó, Ả Rập Xê Út dự kiến sẽ tiếp tục giảm giá mạnh cho người mua ở châu Á và áp dụng thời hạn tín dụng 90 ngày cho các khách hàng khác.
Điều trớ trêu là lí do dẫn đến sự kiện này lại chính là thỏa thuận cắt giảm sản xuất của GLOPEC. Chính Trump đã là người trung gian tạo ra hiệp ước đó để giải cứu ngành dầu thô của Hoa Kỳ.
Một thỏa thuận cắt giảm “không đủ mà đủ”
Mục tiêu của GLOPEC là cắt giảm 9.7 triệu thùng/ngày trong thị trường đang dư cung đến 20 triệu hoặc 30 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh vấn đề nhu cầu dầu giảm mạnh, Hoa Kỳ còn phải đối mặt với việc hàng chục triệu người mất việc làm do ngành công nghiệp dầu mỏ sụp đổ.
Trong khi Nga đã thể hiện sự tuân thủ chặt chẽ với thỏa thuận GLOPEC, Dmitry Medvedev, phó chủ tịch hội đồng an ninh tại Điện Kremlin, cho biết hôm rằng Nga sẵn sàng bán dầu trên cơ sở "take or pay" (người mua phải trả tiền cho dù sau đó họ quyết định sẽ không lấy hàng) - nhằm bảo vệ thị phần của Nga trong dầu thô.
20 tàu chở dầu của Ả Rập Xê Út ở Hoa Kỳ rõ ràng đã được ký gửi trước thỏa thuận GLOPEC vào ngày 20 tháng 4, khiến chính quyền Trump khó có thể lên tiếng phản đối chuyến hàng này.
Kevin Cramer, một thượng nghị sĩ trong đảng Cộng hòa, đã liên tục vận động tổng thống trong vài tuần qua để áp thuế đối với tất cả các loại dầu nhập khẩu vào Mỹ - kể cả từ Ả Rập Xê Út và Nga - để bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ Hoa Kỳ. Trump, khi được các phóng viên hỏi hôm thứ Hai, nói rằng ông đang “xem xét” thuế quan, mà không giải thích rõ hơn.
Ít hi vọng dành cho ngành dầu mỏ của Hoa Kỳ
Nhưng ngay cả thuế nhập khẩu như vậy cũng không thể cứu nổi ngành công nghiệp đá phiến.
“Theo lý thuyết, bất kỳ mức thuế nào đối với việc nhập khẩu dầu đều có thể khiến các tàu chở dầu của Ả Rập Xê-út rời khỏi Hoa Kỳ, nhưng dầu vẫn sẽ ở ngoài đó như là kho dầu trôi nổi trên vùng biển quốc tế và điều đó sẽ không giúp ích gì cho bức tranh tổng thể của ngành dầu”, ông Tariq Zahir, thành viên quản lý của Tyche Capital Advisors cho biết.
Trung tâm Cushing chắc chắn sẽ bị lấp đầy trước tháng Năm. Nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ bắt đầu hết nơi để lưu trữ dầu, buộc phải ngừng sản xuất và dẫn đến phá sản.
Nếu nhu cầu quay trở lại, giả sử vào tháng 12, thậm chí là vào tháng 1, Ả Rập Xê Út và Nga sẽ có thể vui vẻ giành được thị phần to lớn bằng cách bán tất cả số dầu họ đang có trong kho dự trữ.
Zahir nói thêm rằng ngành dầu đá phiến sẽ trở lại nhưng sẽ khác và yếu hơn rất nhiều. Có nhiều công ty sẽ phá sản. Những công ty như Exxon (NYSE: XOM) và Chevron (NYSE: CVX) sẽ bị tổn thương trầm trọng bởi giá dầu giảm xuống quá thấp trong một thời gian dài. Và sẽ tốn rất nhiều thời gian để ngành công nghiệp dầu mỏ có thể hồi phục trở lại.