Thị trường chứng khoán có các yếu tố rất khác so với nền kinh tế thị trường và càng không giống như các loại trái phiếu hay thị trường tiền tệ. Dựa trên những quan điểm khác nhau này đã cho thấy một cái nhìn khách quan về triển vọng và vị thế của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn phục hồi toàn cầu từ Coronavirus.
Trong vài tuần qua, khoảng cách giữa lãi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm và trái phiếu Kho bạc 2 năm đã bị thu hẹp. Trong khi đó, đồng đô la đã giảm so với một số loại tiền tệ chính trong năm nay, bao gồm Euro, Yen Nhật và đồng Franc Thụy Sĩ . Nổi bật hơn là đồng Euro đã tăng so với hầu như mọi loại tiền tệ chính trong năm nay. Cả hai xu hướng đang cho thấy tín hiệu về sự phục hồi ở Mỹ có thể sẽ chậm lại và các quốc gia Châu Âu có thể phục hồi nhanh hơn.
Biên độ lãi suất đang được hình thành
Chênh lệch giữa lãi suất Kho bạc 10 năm và 2 năm giảm xuống chỉ còn 10 điểm cơ bản vào tháng 2 năm 2020. Tuy nhiên, mức chênh lệch đã bắt đầu mở rộng vào đầu tháng 3 và kết thúc khi đã đạt khoảng 70 điểm cơ bản vào giữa tháng, mức chênh lệch tương ứng với mức chênh lệch của thị trường hàng hóa và chứng khoán toàn cầu. Kể từ thời điểm đó, mức chênh lệch từ 2 điểm đến 10 điểm được giữ ổn định, sau đó lại cho thấy dấu hiệu bắt đầu thu hẹp một lần nữa khi mức chênh lệch bắt đầu lao dốc xuống khoảng 45 điểm cơ bản kể từ ngày 9 tháng 7.
Biên độ từ 2 đến 10 điểm có thể là dấu hiệu cho thấy triển vọng các nhà đầu tư có được thu nhập cố định của nền kinh tế. Mức chênh lệch thu hẹp hơn và đặc biệt là mức hướng về 0, cho thấy các nhà đầu tư tin rằng lãi suất có nhiều khả năng giảm mạnh trong thời gian tới và ở mức thấp trong một thời gian dài, do các chính sách kích cầu của Ngân hàng trung ương nhằm chống lại sự suy thoái kinh tế. Ngược lại, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng điều đó có thể phản ánh quan điểm rằng biên độ lãi suất có nhiều khả năng tăng trong thời gian tới khi nền kinh tế mở rộng.
Đồng đô là Mỹ vẫn mang tín hiệu yếu
Trong khi đó, chỉ số đo lường giá trị của đồng đô la so với rổ sáu loại tiền tệ chính, đã giảm kể từ khi đạt đỉnh cao nhất tại mức 103 vào tháng 3 trong hơn ba năm. Khi đại dịch bùng nổ, buộc các nhà máy và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đóng cửa, khiến hầu hết các phương tiện giao thông bị đình trệ và hàng tỷ người phải tự cách ly với xã hội tại nhà. Các nhà đầu tư đã lo sợ về sự an toàn của đồng đô la Mỹ khi đồng bạc xanh đã tăng 9% lên mức 103 trong nhiều ngày, một mức độ chưa từng thấy kể từ tháng 1 năm 2017.
Sau đó, đồng đô la hiện đã sụt giảm đáng kể với mức sụt giảm đến 80%, giá trị xuống còn khoảng 96,75. Các nhà giao dịch đang nắm giữ đô la đã có đợt bán tháo để chuyển sang đầu tư vào các loại tiền tệ khác. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư không tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và niềm tin thị trường Hoa Kỳ sẽ dẫn dắt thế giới thoát khỏi suy thoái.
Trái với tín hiệu tiêu cực từ đồng bạc xanh, đồng Euro được hưởng lợi từ sự sụt giảm trên thị trường tiền tệ của đô la Mỹ trong năm nay. Vào giữa tháng ba, đồng Euro đã chạm mức thấp nhất trong ba năm khoảng $1,07 so với đồng đô la. Nhưng sau đó đã tăng vọt lên khoảng $1,13 so với đồng đô la. Đồng Euro tiếp tục chiếm lợi thế trên thị trường tiền tệ bất chấp lãi suất vẫn còn thấp ở Châu Âu, tín hiệu đó cho thấy có khả năng các nhà đầu tư nhận thấy sự phục hồi ở Châu Âu sẽ diễn ra nhanh chóng và ổn định. Cũng có thể có một khả năng khác là các nhà đầu tư sợ thâm hụt ngân sách ngày càng tăng ở Mỹ, tâm lý đó có thể đang đè nặng lên đồng đô la.
Cùng với quan điểm về sự phục hồi chậm hơn của Hoa Kỳ là sự khác biệt giữa lợi suất trái phiếu của Hoa Kỳ và Châu Âu. Gap của lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm của Đức đã mở rộng đến mức khoảng -0,48%, đây là mức mở rộng chưa từng thấy kể từ năm 2013. Trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm tại Mỹ đạt mức lãi suất khoảng 0,54%. Từ các nhận định cho thấy các nhà đầu tư sẽ theo lý thuyết ít nhất là sẵn sàng trả cho chính phủ Đức để giữ khoản nợ trong mười năm hơn là đầu tư vào trái phiếu Mỹ với cùng kỳ hạn.
Thị trường chứng khoán tháng ba hoạt động theo một nhịp rất riêng
Bất chấp các dấu hiệu cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và các dữ liệu lạc quan từ báo cáo biên chế bảng lương gần đây nhất. Kể từ ngày 24 tháng 3, chỉ số S&P 500 và chỉ số DAX của Đức đều tăng khoảng 28%.
Nếu trường hợp nền kinh tế Mỹ thật sự có tốc độ phục hồi chậm hơn so với nền kinh tế toàn cầu, thì sẽ phải cần có một yếu tố tác động giúp cho sự phục hồi đó quay lại với quỹ đạo tăng trưởng vốn có. Và yếu tố đưa nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung tăng trưởng trở lại đó chính là sự phục hồi của chỉ số tiêu dùng tại Mỹ. Nhưng điều đó sẽ rất khó khăn với tình hình các trường hợp Coronavirus vẫn tăng vọt ở Mỹ, khiến chỉ số tiêu dùng vẫn tiếp tục trong đà giảm khi hầu hết người Mỹ đều đang tự cách ly tại nhà. Trong khi đó, tại một số nước Châu Âu tình hình dường như đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Tất nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại hay vẫn trong trạng thái trì trệ như hiện nay.