OPEC, tập hợp các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới sẽ họp trong tuần này ở thành phố Viên. Gần đây nhất là năm 2016 và 2017, một số chuyên gia tuyên bố là “đã chết”, nhưng hôm nay nó dường như được hồi sinh, và trở thành động lực chính của thị trường dầu. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi cuộc họp bắt đầu:
-
1. Nhu cầu về dầu hiện nay
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), việc dư thừa dầu toàn cầu khiến giá sụt giảm trong năm 2015 và 2016 đã được giải quyết. Thực tếIEA cảnh báo rằng trừ khi OPEC tăng sản lượng dầu, nhu cầu ngày càng năm trong năm 2019 sẽ khiến thị trường “không thể phản ứng khí giá cao hơn”. Ngay cả bộ trưởng dầu dầu mỏ UAE, hiện đang là Chủ tịch OPEC cho biết trong tuần này thị trường dầu đóng cửa ở mức cân bằng.
Do đó, câu hỏi trước 14 nước thành viên tại cuộc họp sắp tới sẽ là liệu có tăng sản lượng bắt đầu từ tháng 7 hay không.
2. OPEC giảm sản lượng dầu
Theo Thomson Reuters, tổng sản lượng dầu của OPEC trong tháng 5 là 32 triệu thùng mỗi ngày. Con số này cao hơn 700.000 thùng/ngày dưới mức mục tiêu sản lượng của OPEC. Libya and Nigeria đã bị gián đoạn khi sản xuất dầu mỏ, và cuộc chiến mới ở Libya hứa hẹn sẽ làm gián đoạn sản lượng dầu và xuất khẩu dầu trong tương lai gần. Tuy nhiên, Venezuela chịu trách nhiệm lớn nhất khi sản lượng dầu giảm. Trong tháng 5, sản lượng dầu của Venezuela đạt mức thấp mới, Theo Platts, sản lượng dầu của Venezuela chỉ sản xuất 1,36 triệu thùng/ngày, giảm từ mức 1,97 triệu thùng/ngày. Có một số dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy sản lượng của Venezuela sẽ tiếp tục giảm. xuống dưới 1 triệu thùng/ngày từ tháng 6 hoặc tháng 7 và điều này sẽ đẩy giá dầu lên cao trong nửa cuối năm 2018.
3. Những nhà sản xuất chính
Ả rập xê út và Nga, các nhà sản xuất dầu chính tỏ ra quan tâm đến việc tăng sản lượng dầu khi các bộ trưởng dầu mỏ Khalid al Falih và Alexander Novak gặp nhau tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg vào 25/5. Hai bộ trưởng đã đưa ra một đề nghị rằng sẽ tăng sản lượng dầu dần dần trong nửa cuối năm 2018. Các biên độ sản lượng được đưa ra, bao gồm tăng 300.000 thùng/ngày (ít hơn 1% tổng sản lượng của OPEC và các thành viên không thuộc OPEC), 500.000 thùng/ngày, 700.000 thùng/ngày, 1 triệu thùng/ngày và 1,5 triệu thùng/ngày. Ý tưởng sẽ là tăng sản lượng dần dần để bù đắp việc thiếu hụt dầu từ Venezuela và các thành viên OPEC khác mà không tự nguyên giảm sản lượng.
4. Đối thủ khác
Iran phản đối mạnh mẽ bất kỳ việc tăng sản lượng nào vì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ khiến nước này khó bán sản lượng mà họ đã sản xuất. Iran buộc phải bán dầu với mức chiết khấu và tăng sản lượng trrong khu vực sẽ càng ảnh hưởng đến doanh thu của Iran hơn nữa. Iran cũng cảm thấy bị các thành viên OPEC bỏ rơi sau khi OPEC từ chối các yêu cầu của Iran khi họ muốn OPEC ủng hộ họ chống trả lại các đòn trừng phạt mới của Mỹ.
Thống đốc OPEC của Iran cho biết hôm chủ nhật rằng: “Nếu Vương quốc Ả Rập xê út và Nga muốn tăng sản lượng thì điều này được đồng thuận. Nếu hai người muốn hành động một mình, đó là vi phạm thỏa thuận hợp tác. ”Ông cũng nói rằng," Ba nhà sáng lập OPEC sẽ ngăn chặn nó "(đề cập đến Iran, Irắc và Venezuela).
Điều này không nhất thiết có nghĩa là đề xuất của Ả rập xê út và Nga sẽ không được phê duyêt. Các thành viên OPEC thường đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy trước các cuộc họp và sau đó có thể thoả hiệp ở Viên. Không một quốc gia nào muốn bị xoá sổ vĩnh viễn ra khỏi OPEC.
Irắc cũng phản đối bất kỳ thoả thuận tăng sản lượng nào. Tuy nhiên, Irắc đã vượt quá sự phân bổ của nó kể từ khi việc cắt giảm sản lượng dầu bắt đầu. Theo Platts, Irắc đã sản xuất 4,47 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 5, tăng 0,12 triệu thùng dầu/ngày so với quy định phân bổ về sản xuất của họ. Do Irắc đã yêu cầu miễn khỏi quy định cắt giảm dầu ở hầu hết tất cả các cuộc họp của OPEC kể từ tháng 11/2016 – khi mà được phê duyệt các lần cắt giảm đầu tiên – có thể nói rằng Irắc muốn là người duy nhất được cho phép sản xuất dầu hơn mức quy định.
5. Kỳ vọng của các thành viên khác
Kuwait và UAE đến nay vẫn im lặng, nhưng có khả năng họ ủng hộ đề xuất của Ả rập xê út để tăng dần sản xuất theo một cách nào đó. Việc nóng giận và có những từ ngữ thô bạo trong các cuộc họp của OPEC không phải là hiếm. Sẽ có 3 ngày họp trong tuần này. Ngày đầu tiên, các quốc gia ngồi lại với Uỷ Ban Giám sát Liên bộ (JMMC) ngày thứ 5 và đánh giá sự tuân thủ và tỷ lệ sản xuất. OPEC sẽ tổ chức cuộc họp với tất cả lãnh đạo vào thứ 6, và sau đó các bộ trưởng của các thành viên không thuộc OPEC sẽ tham gia cuộc họp chung vào thứ 6.
Theo Bộ trưởng dầu mỏ của Ecuado, Nga và Ả rập xê út đã đề xuất tăng sanr lượng chung đối với OPEC và các thành phiên không thuộc OPEC là 1,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, do hầu hết các quốc gia sản xuất khác Ả rập xê út, Nga, UAE, Ka-zắc-stan và Ecuado không có nhiều công suất dự phòng, mức tăng thực tế sẽ ít hơn 1,5 triệu thùng/ngày – nếu đề xuất này được chấp thuận.
Trong khi đó, al Falih của Ả rập xê út tiếp tục thúc đẩy những gì ông cho là “hợp lý và vừa phải” nhưng hợp đồng “không thể tránh khỏi” để tăng sản lượng dầu.
Thị trường dường như kỳ vọng OPEC và Nga sẽ tăng sản lượng dầu, vì vậy nếu không có thoả thuận răng sản lượng nào được ký kết, giá dầu chắc chắn sẽ tăng. MẶt khác, có những dấu hiệu cho thấy, bất kể quyết định của tổ chức này là như thế nào trong thứ 6, các nhà sản xuất dầu có thể mở rộng sản lượng trong những tháng tới.
Lưu ý của tác giả: Để có cái nhìn mở rộng về cách OPEC và Nga sẽ tác động đến thị trường dầu, hãy theo dõi Energy Week Podcast