Bài viết này được dịch sang tiếng Việt từ bài viết nguyên bản bằng tiếng Anh của tác giả.
Tuần này có một số diễn biến quan trọng liên quan đến dầu và gas mà ảnh hưởng đến thị trường trong năm nay và 2019.
1. Lệnh trừng phạt Iran
Ngày thứ 2, 5/11, lệnh trừng phạt Mỹ đối với ngân hàng Iran và ngành dầu Iran bắt đầu có hiệu lực. Theo dự kiến, Mỹ đã miễn trừ đối với một số nhà nhập khẩu dầu Iran. Điều này cho phép họ có thể mua dầu Iran trong 180 ngày. Lệnh miễn trừ này được gọi là Miễn giảm đáng kể (SRE) được trao cho một số nhà nhập khẩu theo yêu cầu để giảm bớt lượng dầu và dầu cô đọng mua từ Iran.
Điều chúng tôi biết về lệnh miễn trừ này là:
- Hàn Quốc được cho phép nhập 4 triệu thùng dầu từ Iran mỗi tháng (130.000 thùng/ngày), giảm từ mức cao 8 triệu thùng/tháng trước đó nhưng tăng trong tháng 9 và tháng 10, ở mức gần như 0.
- Ấn Độ được cho phép nhập cho đến 300.000 thùng/ngày. Để tham chiếu, nước này đã nhập khoảng 363.000 thùng/ngày trong tháng 10, theo TankerTrackers.com và trung bình 560.000 thùng/ngày cho đến nay trong năm 2018, theo Times of India.
- Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu Iran lớn nhất được nhập 360.000 thùng/ngày. Điều này yêu cầu Trung Quốc giảm đáng kể lượng nhập khẩu của họ, ở mức khoảng 658.000 thùng/ngày - 759.000 thùng/ngày, theo các nguồn khác nhau.
- Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được miễn giảm, nhưng chưa rõ là bao nhiêu. Thổ Nhĩ Kỳ nhập dưới 100.000 thùng/ngày từ Iran trong tháng 10, nhưng Thủ tướng Erdogan cho biết gần đây họ không chấp nhận lệnh trừng phạt này đối với Iran. Tuy nhiên, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể cảm thấy khác nhau.
- Ý, Nhật, Đài Loan và Hy Lạp cũng nhận được miễn giảm, nhưng chưa rõ là bao nhiêu và cũng không biết liệu những nước này có chọn nhập khẩu dầu Iran không. I-rắc cũng nhận được quyền miễn giảm để tiếp tục mua gas và điện Iran.
Tổng thống Trump nói với phóng viên ngày thứ 4 rằng ông đã cấp các quyền miễn giảm này theo yêu cầu của các nước do ông không muốn giá dầu tăng. Dường như các lệnh miễn giảm đã hoàn thành nhiệm vụ này, giảm quan ngại rằng dầu có thể tăng lên $100/thùng và có thể hơn. Tuy nhiên, khi thời hạn 180 ngày kết thúc, thị trường dầu có thể trở nên sôi nổi nếu chính quyền Trump giữ đúng cam kết với Iran.
2. Sản xuất dầu Mỹ
Sản xuất dầu Mỹ tiếp tục tăng. Tuần trước, EIA báo cáo sản xuất dầu đạt mức cao kỷ lục 11,3 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Báo cáo tuần (là kết hợp về báo cáo sản lượng và dự báo) cho thấy Mỹ đang sản xuất nhiều dầu hơn. Thực tế, con số mới nhất dự báo vào giữa năm 2019, Mỹ có thể sản xuất hơn 12 triệu thùng dầu/ngày. Ngoài ra, những người ủng hộ Colorado đã từ chối một cuộc trưng cầu dân ý nhằm hạn chế công nghệ nứt vỡ thuỷ lực trong khoảng cách nhất định từ những vùng “nhạy cảm". Điều này được coi là chiến thắng đối với ngành dầu đá phiến, cho thấy khu vực này sẽ ngày càng phát triển hơn.
3. OPEC
Có thể yếu tố duy nhất đẩy giá dầu lên cao trong vài tháng tới là OPEC. Uỷ ban Giám sát Liên bộ (JMMC) sẽ họp vào cuối tuần tới ở Abu Dhabi. Trước cuộc họp này, OPEC cho rằng họ có thể cân nhắc sẽ lại thực thi nghiêm ngặt hơn thoả thuận sản xuất của họ. Hiện tại, Ả rập xê út, UAE, Kuwait và Ngan đều đã tăng sản xuất để bù đắp lượng dầu giảm ở một số nước khác, khiến khối này vẫn đang tuân thủ 100%. JMMC sẽ xem xét dự báo cung cầu vào năm 2019 tại cuộc họp này và có thể đưa ra khuyến cáo về việc liệu họ có nên duy trì, cắt giảm hoặc tăng sản lượng dầu tại cuộc họp OPEC, OPEC+ trong tháng 12.
Iran, tất nhiên, muốn một số thành viên OPEC khác ngừng vượt mức cung của họ để đẩy giá lên, nhưng Ả rập Xê út và Nga dường như không thể đáp ứng Iran. Ả Rập ra hiệu rằng họ có thể tìm cách điều chỉnh các mức sản xuất để đảm bảo thị trường không bị cung quá mức, nhưng việc cắt giảm sản xuất không bao giờ đơn giản như vậy. Nga đang có kế hoạch sản xuất nhiều dầu hơn trong những tháng tới, và cách Ả rập cấu trúc nhóm OPEC + có nghĩa là bất kỳ động thái nào nhằm đóng băng hoặc hạn chế sản xuất dầu sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ của Nga.