Nhà đầu tư đã chấp nhận rủi ro. Tuần trước, cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao tăng, hỗ trợ các chỉ số chính của Mỹ. Công nghệ là ngành vượt trội nhất trên chỉ số S&P 500 trong năm nay.
Tâm lý tích cực trở lại nhờ hi vọng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ sẵn sàng giúp đỡ thị trường loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực do nền kinh tế toàn cầu chậm lại. Đồng thời, nhà đầu tư đã mua một số cổ phiếu công nghệ lớn nhất thị trường trong vài tuần qua ngay cả khi dữ liệu kinh tế không như kỳ vọng. Trên thị trường Mỹ, báo cáo đầu tháng 3 cho thấy sản lượng sản xuất giảm quý thứ 2 liên tiếp trong tháng 2, sản lượng công nghiệp Trung Quốc cũng yếu đi trong tuần trước.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu vốn hoá lớn vẫn thu hút sự chú ý. Nhiều khả năng chúng sẽ dẫn dắt xu hướng thị trường trong tuần tới. Dưới đây là 3 cổ phiếu chúng tôi sẽ theo dõi trong tuần tới:
1. Boeing
Tuần tới Boeing (NYSE:BA) sẽ công bố một số thông tin về tương lai của cổ phiếu sau khi các nhà hoạch định chính sách toàn thế giới “tẩy chay" phản lực 737 MAX 8 đầy hứa hẹn của họ, sau khi gây ra 2 vụ tai nạn chết người trong 5 tháng qua.
Cổ phiếu Boeing đã tăng 37% trong năm nay cho đến khi xảy ra tai nạn máy bay Ethiopian Airlines khiến giá giảm gần 15% trong tuần trước. Thị trường quan ngại rằng Boeing sẽ mất hàng năm để hồi phục từ thảm hoạ này. Một số công ty hàng không trên thế giới cho rằng họ sẽ cân nhắc lại đơn hàng với Boeing.
Chuyên gia phân tích chỉ ra các kịch bản tốt nhất và tệ nhất đối với công ty ngay cả khi công ty đang tăng trưởng mạnh mẽ trước tai nạn chết người tuần trước. Trong kịch bản tốt nhất, Boeing sẽ nhanh chóng sửa chữa các vấn đề phần mềm được báo cáo và Mỹ cho phép phản lực 737 MAX hoạt động trở lại với một số quy định riêng.
“Chúng tôi tin rằng nếu hai vụ tai nạn đều do cùng một nguyên nhân, đây sẽ là điều kiện tốt đối với Boeing”, chuyên gia phân tích Barclays Julian Mitchell chia sẻ. “Chúng tôi tin vào khám phá mới của công ty".
Theo ước tính của Mitchell, giả định công ty sẽ tiếp tục sản xuất phản lực MAX, nhưng khách hàng không nhận hàng. Dòng tiền hàng tháng của Boeing sẽ bị ảnh hưởng khoảng 1,5 tỷ USD - 2 tỷ USD, bao gồm cả phí phạt đối với một số hãng máy bay.
2. Facebook
Dường như Mark Zuckerberg cùng một số Giám đốc điều hành của Facebook (NASDAQ:FB) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong tuần này, sau một vụ xả súng hàng hoạt ở New Zealand đã giết chết 50 người trong một vụ tấn công vào 2 người hồi giáo vào ngày thứ 6, khi mà ông có thể livestream trên các phương tiện truyền thông. Sự việc này kêu gọi những nhà lập pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những nền tảng như vậy.
Video đầu tiên của vụ giết người đã được tải lên tài khoản Facebook của người bị tố là thủ phạm. Tài khoản vẫn hoạt động trong lúc và sau vụ tấn công.
Giá cổ phiếu Facebook giảm hơn 2% trong ngày thứ 6 xuống $165,98 sau khi tăng mạnh trong năm 2019 do mảng doanh thu quảng cáo của công ty không bị ảnh hưởng nhiều từ sự náo loạn của công chúng trên Facebook. Nhưng sự kiện mới nhất ở New Zealand sẽ tiếp tục gây áp lực đối với giá cổ phiếu Facebook và có thể ngăn chặn việc sử dụng mạng xã hội để phát tán nội dung bạo lực và thù địch.
Mark Zuckerberg thực sự rất bận rộn trong việc cải cách lại công ty của ông từ quan điểm chính sách cũng như là nhà điều hành chính của Facebook. Tuần trước, Giám đốc điều hành cấp cao nhất của ông, CPO Chris Cox thông báo ông sẽ nghỉ Facebook do công ty dự kiến tích hợp ứng dụng chặt chẽ hơn và sử dụng nhiều mã hoá hơn, sự thay đổi lớn từ trọng tâm hiện tại đối với việc chia sẻ công cộng.
Giữa những biến cố lớn này, chúng tôi cho rằng cổ phiếu Facebook có thể gặp khó khăn khi tăng giá. Điều quan trọng cần phải xem áp lực bán có tăng hay không.
3. Tesla
Cổ phiếu Tesla (NASDAQ:TSLA) bị bán tháo không ngừng ngay cả khi họ công bố thông tin về mô hình Model Y crossover vào ngày thứ 6. Nhà đầu tư vẫn bán mạnh khiến cổ phiếu giảm hơn 5% xuống $275,43 do quan ngại về năng lực tiền mặt của Tesla, điều mà chúng tôi đã đề cập vào tuần trước.
Lời giải thích khả thi về diễn biến này là: nhà đầu tư có lẽ không thích kế hoạch đặt cọc $2.500 cho phiên bản crossover của CEO Elon Musk trong 18 tháng tới. Khoản đặt cọc cao hơn gần gấp đôi so với mẫu sedan Model 3.
Thị trường cho rằng đó là một tín hiệu cạn kiệt dòng tiền, vấn đề mà Musk đang cố gắng vượt qua do việc bán xe ô tô chậm lại trong khi công ty vừa thanh toán khoản nợ trái phiếu khổng lồ vào đầu tháng này. Quan điểm của chúng tôi về cổ phiếu Tesla vẫn như vậy: đây sẽ vẫn là một lựa chọn rủi ro.
Với mức dự trữ tiền mặt thấp, chiến lược marketing của công ty có vấn đề và CEO luôn trong tư thế gây chiến đối với SEC, chúng tôi cho rằng cổ phiếu Tesla sẽ không ổn định được sớm. Trong vài tuần tới, cổ phiếu có thể sẽ giảm thêm.