Xin chào các bạn, làn sóng Tiền ảo (hay còn gọi là Tiền điện tử) đang ngày càng trở nên sôi sục trong mọi ngõ ngách, cấp bậc của thị trường tài chính. Năm 2017 đã chứng kiến sự gia tăng thẳng đứng của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin, và điều này sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên hưng thịnh và trước mắt là năm 2018 của loại tiền kỹ thuật số mà đã và đang gây rất nhiều tranh cãi này ?!
Cùng với sự thịnh hành của các loại tiền ảo, dưới đây là những sự thật hiển nhiên mà bạn nên biết trước khi quyết định đầu tư.
Về mặt lịch sử, không có tài sản nào tạo ra sự thịnh vượng lâu dài hơn thị trường chứng khoán. Theo thời gian, các loại cổ phiếu đã tạo ra lợi nhuận hàng năm là 7%, bao gồm tái đầu tư cổ tức và điều chỉnh lạm phát. Điều này cho thấy một nhà đầu tư có thể tăng gấp đôi số tiền của họ mỗi một thập kỷ, điều này khá là ấn tượng.
Tuy nhiên, các đồng tiền ảo – hay còn gọi là các loại tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ mã hóa để tạo ra tiền và xác minh các giao dịch - đã khiến thị trường chứng khoán lâm vào trạng thái đình trệ trong năm nay. Trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư tiền ảo đã chứng kiến sự thay đổi mang tính thời đại của thị trường tiền ảo so với thị trường cổ phiếu, trong vòng 11 tháng phát triển của thị trường tiển ảo.
Nhưng trước khi bạn xem xét tham gia vào cơn sốt tiền ảo, đây là 16 sự kiện bạn nên biết.
1. Đồng tiền kỹ thuật số đặc biệt dễ biến động
Có lẽ điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy nếu bạn đang theo dõi thị trường tiền ảo đó là chúng rất dễ biến động. Điều này xuất phát từ thực tế rằng các giao dich tiền ảo diễn ra tại các sàn giao dịch tiền áo thay vì một trung tâm giao dịch như thường thấy, dẫn tới sự biến động tăng cao.
Kể từ khi bắt đầu, tổng vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền ảo đã tăng hơn 3.200% kể từ ngày 18 tháng 12. Tuy nhiên, đồng bitcoin, đồng tiền ảo phổ biến nhất thế giới, đã trải qua bốn lần điều chỉnh ít nhất 20% trong sáu tháng qua . Nói tóm lại, thị trường tiền ảo không phải sân chơi cho những người yếu tâm lý. Tuy nhiên, chính vì tính biến động cao như vậy là Tiền điện tử ngày càng trở thành một kênh đầu tư của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức tài chính trên thế giới và nó thực sự là một thị trường rất thú vị.
2. Tiền ảo không có sự hỗ trợ nền tảng
Không giống như đô la Mỹ trong ví của bạn, hoặc bất kỳ loại tiền tệ nào khác trên thế giới, đồng tiền số không được ngân hàng trung ương hoặc chính phủ hỗ trợ. Nếu bạn thay thế từ hỗ trợ này bằng từ "Quản lý", bạn sẽ có một góc nhìn hoàn toàn khác biệt phải không?
Họ cũng không có các yếu tố nền tảng hữu hình để giúp đưa ra một đánh giá thích hợp. Trong khi bạn có thể xem lịch sử thu nhập của một cổ phiếu giao dịch công khai để ước tính giá trị của nó, hoặc hiệu suất kinh tế của một quốc gia liên quan đến tăng trưởng GDP để định giá một đồng tiền như đồng đô la, tiền ảo không có mối quan hệ cơ bản trực tiếp. Điều này làm cho việc định giá tiền kỹ thuật số theo phương pháp truyền thống trở nên cực kỳ khó khắn, nếu không nói là không thể. Cũng chính vì lẽ đó mà Tiền Điện tử rất được ưa chuộng bởi những nhà phân tích tài chính thích những gì là mông lung, là chưa rõ ràng.
3. Có hơn 1.300 loại tiền ảo (nhưng bitcoin đang thồng trị thị trường)
Nếu bạn đã theo dõi sự đánh giá của các loại tiền tệ ảo, có lẽ bạn đã nghe thấy rất nhiều về Bitcoin - và có lý do rất chính đáng. Đây là đồng tiền ảo có thể giao dịch đầu tiên được đưa ra thị trường, và nó hiện chiếm 54% trong tổng số 589 tỷ USD thị phần của thị trường tiền ảo.
Tuy nhiên, Bitcoin không phải là đồng tiền ảo duy nhất. Hiện có hơn 1.300 loại tiền ảo khác mà các nhà đầu tư có thể mua, trong đó có hơn hai mươi loại có mức vốn hóa thị trường vượt quá 1 tỷ USD. Có lẽ qua con số này bạn có thể thấy được quy mô của thị trường này ngày càng khủng khiếp đến thế nào.
4. Giá trị thực sự của Blockchain.
Mặc dù nhấn mạnh vào việc kinh doanh các loại tiền ảo, nhưng giá trị đặc biệt thực sự nằm ở phía sau những đồng tiền ảo: Công nghệ Blockchain. Ví dụ như Bitcoin phải hoạt động trên nền tảng Blockchain nhưng Blockchain không nhất thiết chỉ có mình Bitcoin, bạn đã hình dung ra chưa?
Công nghệ Blockchain là cơ sở hạ tầng mà tiền ảo như Bitcoin được đặt trên. Đó là một sổ cái kỹ thuật số và phân cấp ghi lại các giao dịch thanh toán và chuyển giao một cách an toàn và hiệu quả. Đó cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn lại rất hào hứng với loại công nghệ này, đặc biệt là các cá nhân tổ chức muốn trải nghiệm một cuộc cách mạng, loại bỏ những cơ sở trung gian tài chính truyền thống như Chính phủ hoặc Các Ngân hàng trung ương.
5. "Người khai thác mỏ" đóng một vai trò quan trọng
Tuy nhiên, các giao dịch tiền ảo cần phải được xác minh, và blockchain lại thường xuyên mở rộng, để tính cho các giao dịch mới và thanh toán. Công việc này rơi vào một nhóm người được gọi là thợ đào tiền ảo.
Khai thác mật mã bao gồm việc sử dụng các máy tính có công suất cao để giải quyết các phương trình toán học phức tạp trên cơ sở cạnh tranh để xác minh và đăng nhập các giao dịch. Khi là người đầu tiên làm như vậy, người thợ mỏ sẽ được thưởng, phần thưởng thường được đưa ra dưới dạng tiền ảo và / hoặc phí giao dịch đi cùng với một khối. Mặc dù phần cứng và chi phí điện có thể rất lớn, nhưng trở thành người khai thác mỏ cũng có thể rất đáng làm. Yêu cầu về phần cứng card đồ họa của các thợ mỏ là một lý do lớn tại sao NVIDIA và Advanced Micro Devices đã chứng kiến một sự gia tăng phần trăm lên tới hai con số của doanh số bán hàng gần đây.
6. Sự phân cấp là chìa khóa
Điều gì làm cho công nghệ blockchain hấp dẫn như vậy là thực tế là do nó được phân quyền. Nói cách khác, không có trung tâm nào lưu trữ đủ thông tin và không có trung tâm dữ liệu chính yếu, nơi những kẻ tội phạm mạng có thể tấn công và giành quyền kiểm soát một đồng tiền số cụ thể.
Thay vào đó, máy chủ và ổ đĩa cứng trên toàn cầu chứa các bit và mẩu thông tin về một mạng lưới blockchain cụ thể, nhưng không đủ để làm tê liệt dữ liệu bên trong và khiến chúng rơi vào tay kẻ xấu. Điều này làm cho blockchain một công nghệ đặc biệt an toàn, và hấp dẫn các doanh nghiệp lớn.
7. Blockchain có nhiều ưu điểm khác
Công nghệ blockchain có nhiều điều thú vị khác ngoài sự phân quyền. Các thợ mỏ đang làm việc 24 giờ một ngày và bảy ngày một tuần để kiểm tra các giao dịch, họ có thể giải quyết nhanh hơn thông qua ngân hàng truyền thống – vốn chỉ làm việc vào giờ hành chính, đóng cửa vào những ngày cuối tuần, và thường giữ tiền trong vài ngày. Thêm vào đó, nếu không có người trung gian, chi phí giao dịch thực sự sẽ giảm với blockchain.
Ngoài ra, blockchain cung cấp quyền kiểm soát người dùng và minh bạch giao dịch. Thay vì để cho một bên thứ ba kiểm soát tương lai của hệ thống tiền ảo, các thành viên của cộng đồng tiền ảo chính là những người quyết định sự kiểm soát và minh bạch của thị trường tiền ảo trong tương lai.
8. Nhưng blockchain cũng không phải là hoàn hảo.
Một lần nữa, blockchain vẫn có những hạn chế của nó. Chẳng hạn, đó là một công nghệ mới ra đời vẫn đang được phát triển, có nghĩa là nó sẽ có thể gặp lỗi. Những lỗi này có thể bao gồm tốc độ giao dịch , sự chậm trễ xác minh, đó là những lợi ích quan trọng mà các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nếu họ muốn chuyển từ các cơ sở dữ liệu truyền thống đang được sử dụng sang công nghệ mới.
Cũng có những lo lắng về việc tích hợp công nghệ mới này vào hệ thống. Mặc dù có thể cho phép các giao dịch qua biên giới nhanh hơn và tăng cường an ninh cho ngành dịch vụ tài chính, nhưng các giao dịch của blockchain dù nhanh chóng nhưng lại chưa được bảo đảm tuyệt đối.
(Còn tiếp)