Sau 6 tuần tăng, USD cuối cùng đã có dấu hiệu lực cung cạn kiệt nhưng có lẽ sẽ có một phiên tăng cuối cùng trước khi chính thức vượt lên trước cuộc họp của Fed trong tháng này.
Đồng bạc xanh đã giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác, nhưng chỉ giảm ít hơn 1% so với mỗi loại. Cụ thể, EUR/USD tăng 7,25% trong 6 tuần qua. Đôla Úc, mặt khác, vẫn dao động trong biên độ hẹp trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ. Điều thú vị là Đôla Niu-di lân đã có mức tăng mạnh nhất mà không có lý do nào khác và chỉ giảm nhẹ do dữ liệu NZD có kết quả trái chiều. Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ , sự kiện lớn nhất trong tuần qua ảnh hưởng không đáng kể đến thị trường. Thay vào đó, các nhà đầu tư ngoại hối bị ảnh hưởng do diễn biến chính trị trên thị trường Châu Âu và việc Trump tiếp tục châm ngòi cho chiến tranh thương mại.
USD
Rà soát dữ liệu
- Bảng lương phi nông nghiệp 223k so với dự kiến 190k
- Tỷ lệ thất nghiệp 3,8% so với dự kiến 3,9%
- Thu nhập trung bình theo giờ 0,3% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng 128,0 so với dự kiến 128,0
- Chỉ số Present Situation của Conference Board 161.7 so với trước đó là 157,5
- Chỉ số Expectations của Conference Board 105.6 so với trước đó là 104.3
- Thay đổi việc làm ADP 178k so với dự kiến 190k
- GDP bình quân (theo quý) 2,2% so với dự kiến 2,3%
- Chi tiêu cá nhân 1,0% so với dự kiến 1,2%
- Chỉ số giá GDP 1,9% so với dự kiến 2,0%
- Chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi 2,3% so với dự kiến 2,5%
- Cán cân thanh toán hàng hoá -$68,2 tỷ so với dự kiến -$71,0 tỷ
- Chỉ số Beige Book cho thấy nền kinh tế tăng trưởng nhờ Hoạt động sản xuất
- Thu nhập cá nhân 0,3% so với dự kiến 0,3%
- Chi tiêu cá nhân 0,6% so với dự kiến 0,4%
- Chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi 0,2% so với dự kiến 0,1%
- Chỉ số PCE Deflator 0,2% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số PMI Chicago 62,7 so với dự kiến 58,0
- Doanh số nhà chờ bán -1,3% so với dự kiến 0,4%
- Khu vực sản xuất ISM 58,7 so với dự kiến 58,2
Theo dõi dữ liệu
- Số lượng đơn hàng nhà máy và hàng hoá lâu bền – Các bản sửa đổi khó dự đoán nhưng các phiên bản này có thể khiến thị trường dịch chuyển
- Cán cân thương mại Mỹ: Khả năng giá bất ngờ giảm mặc dù USD mạnh và chỉ số ISM sản xuất thấp hơn
- Chỉ số ISM phi sản xuất: khả năng bất ngờ giảm mặc dù số liệu việc làm tốt và tăng trưởng lương.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 108,00
- Kháng cự 111,00
Mặc dù USD giảm, bảng lương phi nông nghiệp là dữ liệu quan trọng nhất được công bố trong tuần trước đã không thay đổi gì đối với Fed. Tăng trưởng việc làm trong tháng 5 vượt kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tiền lương tăng 0,3%. Hiện tại,d dồng USD đang bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của Trump về thương mại toàn cầu, nhưng thời gian còn lại về các đón trả đũa của các quốc gia khác có thể làm tổn hại đến USD. Trong thời gian tới sẽ không có báo cáo trọng yếu nào về tình hình kinh tế Mỹ nghĩa là trọng tâm thị trường sẽ là vấn đề thương mại và cuộc họp chính sách sắp tới ngày 13/6. Tăng trưởng việc làm ở mức tốt và quan điểm mạnh mẽ từ phía các nhà hoạch định chính achs Mỹ củng cố niềm tin rằng Chủ tịch Powell sẽ nâng lãi suất trong tuần tới. Trừ khi một cái gì đó thách thức triển vọng, nhà đầu tư sẽ giữ USD cho đến khi cuộc họp FOMC xảy ra.
Các nhà kinh tế đang tìm kiếm báo cáo ISM phi sản xuất trong tuần này để minh chứng cho diễn biến khởi sắc ở khu vực dịch vụ. Thị trường đang đánh cược 100% vào khả năng thắt chặt tiền tệ vì vậy hầu như không có nghi ngờ gì về việc diễn biến này sẽ xảy ra. Việc khi nào Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất tiếp theo mới thực sự là câu hỏi và chúng tôi sẽ không biết câu trả lời cho đến 8 ngày nữa. Các quan chức Fed ủng hộ việc tăng lãi suất dần dần và theo Hợp đồng tương lai quỹ Fed, nhà đầu tư thấy 75% khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 hoặc tháng 11 với tỷ lệ tăng lên 87% là tăng lãi suất trong tháng 12. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn là giao dịch so với USD có mức giá tốt nhất do việc USD tăng đang ảnh hưởng đến các loại tiền tệ khác.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- Chỉ số giá cửa hàng của BRC -1,1% so với dự kiến -1,0%
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng GfK -7 si với dự kiến -8
- Chỉ số PMI khu vực sản xuất 54,4 so với dự kiến 53,5
Theo dõi dữ liệu
- Chỉ số PMI khu vực dịch vụ và Hợp nhất: Khả năng giá bất ngờ tăng mặc dù chỉ số niềm tin người tiêu dùng cải thiện và chỉ số PMI khu vực sản xuất cao hơn
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,3300
- Kháng cự 1,3600
Các chỉ số PMI của Anh tốt hơn dự kiến đã xác nhận đáy của cặp GBP/USD. Vào đầu tuần trước, triển vọng đối với cặp GBP/USD không mấy sáng sủa do không có dữ liệu về thị trường này khiến GBP giảm xuống mức thấp mới. Tâm lý tránh rủi ro khiến GBP/USD giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào thứ 3 tuần trước, cùng ngày mà Chỉ số trung bình Dow Jones giảm hơn 500 điểm trong phiên. Đồng Bảng hoàn toàn bị ảnh hưởng từ khẩu vị rủi ro của thị trường về nhu cầu USD và euro. Tuy nhiên việc báo cáo PMI tăng vào cuối tuần trước khiến GBP/USD ổn định và có thể tăng nhẹ trong vài ngày tới nếu những báo cáo PMI khác cũng cải thiện. Báo cáo PMI ngành xây dựng và dịch vụ dự kiến sẽ được công bố cùng với khảo sát về kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới của Ngân hàng trung ước. Diễn biến giá trong tuần này cho thấy GBP/USD đang cố gắng ổn định nhưng cần di chuyển trên ngưỡng 1,3450 để hạ nhiệt xu hướng giảm trong tháng.
Euro
Rà soát dữ liệu
- Doanh số bán lẻ của Đức 2,3% so với dự kiến 0,5%
- Thay đổi số lượng thất nghiệp của Đức -11k so với dự kiến -10k
- Tỷ lệ thất nghiệp của Đức 5,2% so với dự kiến 5,3%
- Niềm tin kinh tế khu vực Châu Âu 112,5 so với dự kiến 112,0
- Niềm tin người tiêu dùng khu vực Châu Âu 0,2 so với dự kiến 0,2
- CPI của Đức 0,5% so với dự kiến 0,3%
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực Châu Âu 8,5% so với dự kiến 8,4%
- Lạm phát lõi khu vực Châu Âu (YoY) 1,1% so với dự kiến 1,0%
- CPI khu vực Châu Âu Estimate (YoY) 1,9% so với dự kiến 1,6%
- PMI khu vực sản xuất của Đức 56,9 so với dự kiến 56,8
- PMI khu vực sản xuất khu vực Châu Âu 55,5 so với dự kiến 55,5
Theo dõi dữ liệu
- Chỉ số giá sản xuất khu vực Châu Âu: Potential for upside surprise given stronger German & French PPI
- PMI Khu vực dịch vụ của Đức và khu vực Châu Âu: Các bản sửa đổi khó dự đoán nhưng thay đổi là thị trường đang chuyển động
- GDP khu vực Châu Âu: Các bản sửa đổi khó dự đoán nhưng thay đổi là thị trường đang chuyển động
- Cán cân thương mại, Số dư cán cân vãng lai và Chỉ số sản xuất công nghiệp của Đức: Khả năng giá bất ngờ giảm mặc dù chỉ số PMI khu vực dịch vụ suy yếu. Niềm tin ổn định.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,1500
- Kháng cự 1,1800
Tuần trước là tuần đầy thách thức đối với euro do biến động chính trị ở Châu Âu và việc miến trừ của Liên minh Châu Âu đối với thúe nhôm và thép của Mỹ đã ngăn cản nhà đầu tư mua vào. Những mối quan ngại này khiến cặp EUR/USD giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng. Tuy nhiên, khi những bất ổn chính trị trở thành hiện thực, nhà đầu tư đã phải đối mặt với căng thẳng thương mại leo thang ở đây (Tổng thống Trump cũng đã đe doạ cấm bán ô tô Đức). Ý đã hình thành lập một chính phủ liên minh theo Chủ nghĩa dân tuý, kết thúc những ngày tháng bất ổn chính trị ở quốc gia lớn thứ 4 khu vực này. Tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực, Thủ tướng Rajoy đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị thay thế bởi lãnh đạo phe đối lập là Pedro Sanchez. Nhà đầu tư đón nhận thông tin rất bình thản do hầu hết các đảng ở Tây Ban Nha đều ủng hộ chứ không đấu tranh về thành viên ở khu vực này. Việc thiếu các dữ liệu có ý nghĩa từ khu vực Châu Âu trong tuần này đã khiến chiến tranh thương mại toàn cầu là mối quan tâm chính khi chúng tôi bắt đầu thấy dữ liệu Châu Âu có phần cải thiện. Doanh số bán lẻ Đức tăng 2,3% trong tháng 4 so với dự báo chỉ khoảng 0,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức cũng giảm trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Châu Âu đặc biệt đến lạm phát giá tiêu dùng, chỉ số đã tăng 1,9% theo năm trong tháng 5, tăng từ mức 1,2% trong tháng 4. Những báo cáo này cùng với việc EUR/USD giảm gần 9 cents cho thấy ECB sẽ ít bi quan hơn trong cuộc họp chính sách vào 14/6 (một ngày sau cuộc họp của Fed).
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- Tỷ lệ chấp thuận xây dựng -5.0% so với dự kiến -3.0%
- Chỉ số PMI AIG 57,5 so với trước đó 58,3
- Chỉ số PMI phi sản xuất Trung Quốc: 54,9 so với dự kiến 54,8
- Chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc: 51,9 so với dự kiến 51,4
- Chỉ số PMI hợp nhất của Trung Quốc: 54,6 so với trước đó 54,1
Niu-di lân
- Tỷ lệcấp phép xây dựng -3,7% so với trước đó 13,0%
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng 0,4% so với trước đó -5,9%
Canada
- Ngân hàng Canada không thay đổi lãi suất, giữ ở mức 1,25% và thể hiện tâm lý lạc quan
- Số dư cán cân vãng lai -$19,50 tỷ so với dự kiến -$18.20 tỷ
- Số liệu GDP Q1 là 1,3% so với dự kiến 1,8%
- Số liệu GDP tháng 3 là 0,3% so với dự kiến 0,2%
Theo dõi dữ liệu
Úc
- Mục tiêu tỷ lệ tiền mặt của RBA – Chúng tôi thấy tâm lý RBA ít lạc quan
- doanh số bán lẻ Úc: Potential for upside surprise given rise in sales component of PSI
- Chỉ số PMI dịch vụ Úc: Will have to see how retail sales fares
- GDP Úc: yếu hơn doanh số bán lẻ nhưng mạnh thương mại mạnh hơn khiến số liệu quý này vẫn có thể chấp nhận
- Cán cân thương mại Úc: khả năng giảm giá bất ngờ do PMI sản xuất giảm
- Cán cân thương mại Trung Quốc: dữ liệu thương mại Trung Quốc đang chuyển động nhưng khó dự đoán
Niu-di lân
- Không có dữ liệu
Canada
- Thương mại hàng hoá quốc tế, tỷ lệ cấp phép xây dựng và số liệu PMI IVEY: số liệu IVEY công bố cùng ngày với cán cân thương mại
- Số liệu nhà ở mới xây dựng và Số liệu lao động: sẽ cập nhật sau chỉ số PMI IVEY
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD 0,7400 NZD 0,6900 CAD 1,2800
- Kháng cự AUD 0,7600 NZD 0,7100 CAD 1,3100
Đây là một tuần quan trọng đối với Đôla Úc. Sẽ có thông báo chính thức về chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ vào ngày hôm nay, cùng với các số liệu khác như doanh số bán lẻ, số liệu GDP quý đầu tiên, chỉ số PMI ngành dịch vụ, cán cân thương mại Úc và Trung Quốc. Khi RBA gặp nhau lần cuối, ý kiến của họ đã khiến Đôla Úc giảm giá do niềm tin vào tăng trưởng đã bị bù đắp bởi những lo ngại về lạm phát thấp và cán cân thương mại giảm. Chúng tôi đã thấy một số số liệu cải thiện từ đó gồm tăng trưởng việc làm toàn phần, kỳ vọng lạm phát người tiêu dùng và chỉ số niềm tin doanh nghiệp, tuy nhiên đó là không đủ để thuyết phục ngân hàng trung ương rằng rủi ro đã phai nhạt dần. Vì vậy, nếu có một chút lạc quan, điều quan trọng phải nhận thức được rằng RBA vẫn khá trung lập và không có kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay. Vì vậy, Đôla Úc đã mất giá trị trong năm nay nếu những dữ liệu gần đây gồm doanh số bán lẻ, Q1 GDP, cán cân thương mại, báo cáo PMI ngành dịch vụ có kết quả bất ngờ khiến RBA thay đổi quyết định. Nếu như vậy, chúng ta có thể thấy AUD/USD giao dịch tăng tới 77 cents.
Trong khi đó, sau khi tăng 6 phiên liên tiếp, cặp USD/CAD giảm mạnh sau thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Canada, nhưng đồng loonie đã từ bỏ những nỗ lực trước đó khi Tổng thống Trump đã huỷ thoả thuận NAFTA. Theo Thủ tướng Trudeau, các cuộc đàm phán đều diễn ra tốt đẹp cho đến khi Phó Tổng thống Pence yêu cầu một điều khoản vào phút chót rằng thoả thuận NAFTA sẽ được thảo luận lại trong 5 năm trừ phi cả hai bên đều đồng ý gia hạn. Thoả thuận dường như đã kết thúc nhưng giờ lại trở nên vô cùng bất biến. Như vậy cho đến khi sự việc được giải quyết, Đôla Canada sẽ phải trải qua giai đoạn khá khó khăn. Khi có tiến triển, đôla Canada sẽ tăng cao do Ngân hàng Canada, cơ quan khá thở ơ trong tháng 4 đã trở lại trong tháng 5 bằng cách trở nên “thận trọng hơn về lãi suất” và loại bỏ ngôn từ liên quan đến nhu cầu “chính achs tiền tệ” trong các thông báo của họ. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách cảm thấy lạm phát “có khả năng tăng lên trong ngắn hạn” và hoạt động “mạnh hơn dự kiến”. Họ cũng dự kiến “tăng trưởng tiền lương vững chắc” nhằm đóng góp “tích cực vào nhu cầu nhà ở và người tiêu dùng”/ Đây là một sự ủng hộ nhằm tăng tốc hoạt động khu vực sản xuất, doanh số bán lẻ hồi phục và giá dầu tăng. Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu không tích cực đồng bộ cùng nhau khi tăng trưởng GDP tháng trước chậm lại, doanh số bán hàng lõi giảm và tăng trưởng CPI hạ nhiệt, việc này khiến thị trường ngạc nhiên do kỳ vọng tăng lãi suất trong tháng 7 đã tăng từ 53,2% lên 77% trong thứ 3 và thứ 4. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng niềm lạc quan của Ngân hàng Canada sẽ khiến dữ liệu về cán cân thanh toán, IVEY PMI và các báo cáo việc làm được cải thiện. Miễn là USD/CAD vẫn nằm dưới ngưỡng 1,2950, việc giảm về ngưỡng 1,27 là hoàn toàn có thể.
Đôla Niu-di lân là một trong những loại tiền tệ có diễn biến tốt nhất trong tuần trước. Không có báo cáo kinh tế trọng yếu nào được công bố nhưng về thương mại giảm trong quý đầu tiên, niềm tin doanh nghiệp sụt giảm và niềm tin người tiêu dùng chỉ tăng nhẹ. Sau khi tích luỹ trong khoảng từ 0,6850 đến 0,6975 từ giữa tháng 5, cặp NZD/USD cuối cùng đã phá vỡ xu hướng và bị chốt lời từ việc nhà đầu tư mua USD. Cặp tỷ giá này đã vượt ngưỡng 70 cents và giao dịch ở mức 0,7025. Tình hình kinh tế của Niu-di lân trong tuần này khá sáng sủa. Tuy nhiên, Kho bạc sẽ công bố các chỉ báo kinh tế hàng tháng trong tuần này, điều có thể gợi ra các phản ứng nhẹ đối với NZD/USD. Đồng tiền của Niu-di lân nhiều khả năng sẽ nhận được tín hiệu từ thị trường đối với đôla Úc vì vậy hãy chú ý đến diễn biến AUD/NZD.
Weekly Trade Ideas: Đừng bỏ lỡ những cơ hội từ Phòng Ngoại hối BK đối với diễn biến thị trường trong tuần này. Tải ở đây
Lưu ý của người viết: Kathy Lien vẫn đang nghỉ thai sản một phần và sẽ tiếp tục các bài viết của bà hằng ngày vào tháng 8. Trong thời gian hiện tại, cập nhật diễn biến thị trường trong báo cáo hàng tuần của bà.