🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Vì sao ngân hàng tiền số lớn nhất nước Mỹ sụp đổ?

Ngày đăng 16:41 13/03/2023
Vì sao ngân hàng tiền số lớn nhất nước Mỹ sụp đổ?
BTC/USD
-

Việc Ngân hàng Signature đóng cửa đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai ở nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 3 ngày. Ngân hàng Signature, ngân hàng tiền ảo lớn nhất ở Mỹ và trên thế giới, đã bị nhà chức trách nước này đóng cửa vào ngày 12/3/2023, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai ở nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 3 ngày.

Nhà băng có trụ sở ở New York rơi vào một cuộc khủng hoảng niềm tin sau khi một ngân hàng khác là Ngân hàng Silicon Valley (SVB) bị cơ quan chức năng Mỹ giành quyền kiểm soát vào hôm thứ 10/3 vừa qua.

Cũng tuần trước, vào hôm thứ Tư (8/3), ngân hàng tiền ảo lớn thứ hai nước Mỹ là Silvergate Bank tuyên bố đóng cửa. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, đã có 3 ngân hàng của Mỹ sụp đổ.

Không chỉ chao đảo vì khủng hoảng niềm tin, Signature còn lâm nạn vì đặt cược lớn vào hoạt động ngân hàng tiền ảo trong bối cảnh thị trường tiền ảo tụt dốc và các cơ quan chức năng siết chặt giám sát đối với việc các ngân hàng có dính líu đến tài sản số. Ngân hàng Signature sụp đỏ là vụ đổ vỡ ngân hàng lớn thứ ba trong lịch sử Mỹ, sau vụ SVB mới đây.

Theo một nguồn tin tiết lộ với tờ Wall Street Journal, giống như Silicon Valley, Signature cũng đã ra sức tìm một đối tác mua lại hoặc một giải pháp khác để củng cố tình hình tài chính trước khi bước sang ngày thứ Hai (13/3/2023), nhưng mọi nỗ lực của họ đều không thành công.

Nhà chức trách tuyên bố khách hàng của Signature sẽ được nhận lại toàn bộ tiền gửi, bao gồm cả những khoản tiền gửi vượt trần bảo hiểm tiền gửi liên bang là 250.000 USD.

Được biết, Signature vốn có hoạt động lớn ở mảng cho vay bất động sản, nhưng cuối cùng lại trở thành một ngân hàng tiền ảo. Việc chuyển hướng hoạt động này giúp Signature tăng gấp đôi được lượng tiền gửi chỉ trong vòng 2 năm. Vào đầu năm 2022, khoảng 27% tiền gửi tại nhà băng này đến từ khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tài sản số.

Việc Signature đi sâu vào hoạt động ngân hàng tiền ảo đã trở thành một vấn đề đối với ngân hàng này khi thị trường tiền ảo tụt dốc trong năm 2022. Biến động thị trường sau vụ sụp đổ của sàn tiền ảo FTX vào tháng 11 đã dẫn tới hàng tỷ USD tiền ảo bị rút khỏi Signature.

Trong khoảng thời gian trước khi sụp đổ, Signature cho biết đã cắt giảm hoạt động ở mảng tiền ảo và cắt quan hệ với một số khách hàng trong lĩnh vực tiền ảo. Trong đó, Signature đã ngừng mối quan hệ với mảng quốc tế của sàn tiền ảo lớn nhất Mỹ - Binance. Tuy nhiên, động thái này không đủ để trấn tĩnh nhà đầu tư. Vòng xoáy mất mát niềm tin càng sâu hơn sau khi Silvergate và SVB lần lượt đổ vỡ.

Giá cổ phiếu Signature giảm 23% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đánh dấu phiên giảm tồi tệ nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2004. Trong vòng 12 tháng, cổ phiếu này đã giảm hơn 75%. Signature có 110 tỷ USD tài sản và năm 88,6 tỷ USD tiền gửi ở thời điểm cuối năm 2022.

Ngày 12/3, các cơ quan quản lý ngân hàng New York đã chỉ định Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đứng ra xử lý tài sản của Signature sau ngân hàng này bị đóng cửa.

Sự đảm bảo của nhà chức trách Mỹ đối với tiền gửi trong hai vụ sụp đổ của Signature và SVB đã giúp cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Giá tiền ảo Bitcoin lúc gần 8h sáng nay tăng hơn 10% so với cách đó 24 tiếng, đạt 22.630 USD, hồi phục toàn bộ mức giảm của tuần trước, theo dữ liệu từ Coinmarketcap.com.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.