Vietstock - TTCK Mỹ chứng kiến làn sóng rút vốn dài nhất kể từ năm 2004
Nhà đầu tư đang rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Mỹ theo một cách chưa từng có tiền lệ kể từ năm 2004, CNBC đưa tin.
Nhà đầu tư đã rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Mỹ trong 10 tuần liên tiếp với tổng lượng vốn là 30 tỷ USD, qua đó đánh dấu chuỗi tháo chạy dài nhất của dòng vốn kể từ năm 2004, Bank of America Merrill Lynch (BoAML) cho biết trong báo cáo ngày thứ Năm.
Thay vào đó, họ chuyển sang các thị trường mới nổi, châu Âu và chứng khoán Nhật Bản. Cụ thể, tổng lượng vốn đổ vào các thị trường này đã lên tới 36 tỷ USD trong vòng 10 tuần vừa qua.
Diễn biến dòng vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ
Nguồn: BoAML
|
Phân tích của BoAML về dòng chảy vốn trong tuần trước ám chỉ tới sự né tránh rủi ro của các nhà đầu tư, và có thể gia tăng nỗi lo lắng của các chuyên gia phân tích về sự suy yếu sức mạnh nội tại của thị trường.
Chuỗi rút vốn 10 tuần liên tiếp vẫn diễn ra mặc cho S&P 500 đã tăng gần 1% trong quý 3/2017 và lên mức cao kỷ lục trong ngày 08/08.
Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ rõ việc rút vốn ra khỏi thị trường Mỹ cùng trùng khớp với thời điểm đồng Euro nhảy vọt lên mức cao nhất trong gần 1 năm so với đồng USD hồi cuối tháng 6/2017, sau khi các nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi ám chỉ đến việc lạm phát sẽ tăng cao hơn, và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ sớm xảy ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Sau đó, đồng Euro đã leo lên mức cao nhất trong hơn 2 năm vào đầu tháng 8/2017, và dao động sát mốc 1.186 USD trong ngày thứ Sáu.
Trong tuần kết thúc vào ngày thứ Tư, chứng khoán châu Âu chứng kiến tuần mất vốn đầu tiên trong 7 tuần vừa qua, BoAML cho biết. Còn thị trường chứng khoán Nhật Bản có tuần hút vốn mạnh nhất trong 5 tháng với 3.1 tỷ USD.
Các lĩnh vực vốn đã đóng góp phần lớnvào đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ trong vài tuần qua, giờ lại bị rút vốn mạnh trong tuần kết thúc vào ngày thứ Tư:
Trong khi đó, tiện ích là lĩnh vực duy nhất có tuần hút vốn nhẹ.
Báo cáo của BoAML cho thấy, xét theo phong cách đầu tư, nhà đầu tư đã rút 1.6 tỷ USD khỏi các quỹ chuyên về các chứng khoán tăng trưởng ở Mỹ và rút 1.1 tỷ USD khỏi các quỹ chuyên đầu tư chứng khoán giá trị ở Mỹ. Chỉ có các chứng khoán có vốn hóa thấp ở Mỹ thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư với 700 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đổ tiền vào các trái phiếu Chính phủ Mỹ. Được biết, thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ chứng kiến tuần hút vốn mạnh nhất trong 10 tuần qua với 900 tỷ USD. Tuy nhiên, các trái phiếu có lợi suất cao và rủi ro hơn lại bị rút 2.2 tỷ USD, tuần rút vốn thứ 8 trong 10 tuần qua.
Các chuyên gia phân tích không kỳ vọng việc né tránh rủi ro của nhà đầu tư sẽ dẫn tới một sự suy thoái lớn trên thị trường.
Ilya Feygin, Giám đốc điều hành và chiến lược gia cấp cao tại WallachBeth Capital, cho biết các quỹ ETF chuyên về chứng khoán Mỹ, và các quỹ đầu tư theo phương pháp thụ động nói chung đã thu về 6.1 tỷ USD kể từ ngày 30/06/2017.
Bên cạnh đó, BoAML cho biết chỉ báo độc quyền của cơ quan này là Bull & Bear vẫn chưa cho thấy tín hiệu bán. Điều này có nghĩa thị trường vẫn còn ở trong chế độ tăng điểm.
Tỷ trọng tài sản phân bổ cho các quỹ ETF chuyên về các kim loại quý
Nguồn: BoAML
|