🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

"Thiên tài chứng khoán" Nhật Bản từng lãi 2 tỷ yên nhờ một lệnh đặt nhầm

Ngày đăng 19:00 10/10/2023
"Thiên tài chứng khoán" Nhật Bản từng lãi 2 tỷ yên nhờ một lệnh đặt nhầm
MFG
-

Theo đó, Takashi Kotegawa đã kiếm được 153 triệu USD chỉ trong vòng 8 năm, tăng 11.250 lần so với vốn tự có. Quốc tế"Thiên tài chứng khoán" Nhật Bản từng lãi 2 tỷ yên nhờ một lệnh đặt nhầmPhương Nhi • 10/10/2023 12:00Theo đó, Takashi Kotegawa đã kiếm được 153 triệu USD chỉ trong vòng 8 năm, tăng 11.250 lần so với vốn tự có.

Nhắc đến Takashi Kotekawa, giới chứng khoán Nhật Bản không ai là không biết. Anh được xem là thiên tài chứng khoán thế hệ mới, có biệt danh là "thần giao dịch trong ngày".

Chia sẻ về bí quyết thành công, Takashi nhận định: "Nếu chỉ quan tâm đến tiền, bạn sẽ không thể giao dịch thành công".

Anh đã nhân số tiền khởi điểm từ 13.600 USD lên gấp 11.250 lần. Tài sản cá nhân của Takashi cũng đạt mức 200 tỷ yên (khoảng 1,8 tỷ USD).

Lãi 2 tỷ Yên chỉ sau một phiên giao dịch

Takashi Kotegawa sinh ngày 5 tháng 3 năm 1978 tại Ichikawa, Chiba, Nhật Bản. Cao thủ chứng khoán này đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo vào năm 2001, khi thị trường đang rớt giá.

Mỗi ngày, Takashi đều dùng ID B.N.F để tham gia diễn đàn trực tuyến nổi tiếng nhất Nhật Bản 2channel. B.N.F (theo cách đọc của người Nhật là V.N.F) là viết tắt của Victor Niederhofer - một nhà đầu tư thiên tài người Mỹ. Vì quá thần tượng Niederhofer, Takeshi đã lấy tên ông để làm biệt danh cho mình.

Từng là một chàng sinh viên vô danh, nhưng một cột mốc vào năm 2005 đã khiến Takashi nổi tiếng khắp cộng đồng chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, anh đã chớp được thời cơ vàng và kiếm được hàng triệu USD chỉ trong một lần giao dịch cổ phiếu J-Com Holdings sau khi IPO trên sàn chứng khoán Tokyo. Cơ hội đó đến từ sai lầm của một nhà giao dịch khác làm việc cho Mizuho Securities. Theo đó, một số cổ phiếu được bán đi trị giá 610.000 yên. Thế nhưng, người này đã đặt lệnh nhầm thành 1 yên/610.000 cổ phiếu.

Trong vòng 30 phút sau đó, hàng loạt các nhà đầu tư đã đổ xô vào mua, trong khi J-com chỉ bán có 14.500 cổ phiếu. Takashi cũng là một trong số đó và anh đã mua ngay 7.100 cổ phiếu. Ngày hôm sau, khi Mizuho thông báo mua lại số cổ phiếu đã "bán hớ", anh đã lập tức bán chúng ra.

Phi vụ này đã mang về cho Kotegawa Takashi tổng cộng khoảng 2 tỷ yên (18 triệu USD), giúp anh trở thành nhà đầu tư cá nhân có lợi nhuận cao nhất. Kể từ đó, trader này được mệnh danh là "vị thần chứng khoán" mới của nước Nhật, còn được biết tới với tên gọi "J-com man".

Đến năm 2008, tài sản cá nhân của Takashi đã đạt mức 21,8 tỷ yên (khoảng 200 triệu USD tại thời điểm đó).

Cũng chính vì thế nên bí quyết đầu tư thành công của Takashi trở thành điều mà các trader xứ anh đào khác luôn tò mò muốn tìm hiểu.

"Nếu quan tâm đến tiền, bạn không thể giao dịch thành công"

Takashi cho biết mọi kinh nghiệm giao dịch anh có đều là do tự tích lũy mà thành.

Anh chủ yếu thực hiện giao dịch trong ngày, hoạt động từng phút từng giây. "Thần đồng chứng khoán Nhật Bản" thậm chí chẳng quan tâm đến các chỉ số P/E hay P/B, do không nắm giữ lượng cổ phiếu nhất định trong thời gian dài.

"Tôi không biết hướng đi trong tương lai của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Tôi không bao giờ quan tâm đến các điều kiện thị trường dài hạn".

Theo đó, Takeshi Kotegawa thích nhìn vào khoản tiết kiệm của mình vì anh ấy tin rằng nó sẽ gây mất tập trung vào các giao dịch. Anh không mang theo số lượng lớn tiền mặt vì cảm thấy rằng việc nhìn vào nó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đưa ra phán đoán đúng đắn của anh ấy khi giao dịch trong ngày.

“Nếu bạn quan tâm đến tiền, bạn không thể giao dịch trong ngày thành công. Đối với tôi, mất 100.000 USD có thể cảm thấy tốt hơn kiếm được 6.000 USD, nếu giao dịch thua là một giao dịch tốt và giao dịch thắng là một giao dịch tồi”.

Tuy nhiên, người đàn ông này thường xuyên chú ý tới các chỉ số quan trọng khác như giá trị vốn hóa thị trường, kỳ hạn giao hàng, thống kê việc làm, động thái của các ngân hàng trung ương tại các quốc gia khác nhau, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán nước ngoài...

Takashi là một nhà đầu cơ ngắn hạn điển hình, tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu quá bán và cổ phiếu mới. Thời gian nắm giữ cổ phiếu thường chỉ kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần, nhiều nhất là 10 ngày.

"Sử dụng Mô hình nến Nhật để xem xu hướng thị trường vừa là phương pháp yêu thích, vừa là chìa khóa thành công của tôi", Takashi cho biết.

Masayoshi Son - CEO của Tập đoàn Softbank - từng mời Kotegawa Takeshi đi ăn tối và đề nghị anh quản lý tài sản riêng của mình.

Tuy nhiên, Takashi cảm thấy mình không thích hợp để điều hành quỹ cho người khác. Anh cho rằng việc này sẽ khiến bản thân luôn trong trạng thái lo sợ thua lỗ, không thể bình tĩnh đưa ra quyết định chính xác.

Theo đó, anh thích giao dịch bằng tiền của chính mình. Thứ nhất là giảm nhẹ được trách nhiệm, thứ hai là tránh tập trung vốn gây lũng đoạn thị trường.

Tài sản kếch xù nhưng vẫn thích ăn mì và đi xe buýt

Sau khi kiếm được nhiều tiền, Kotegawa Takashi chuyển sang đầu tư vào bất động sản vì cảm thấy thị trường chứng khoán đang tăng trưởng chậm lại.

Năm 2008, anh chi khoảng 9 tỷ yên (77 triệu USD) để mua một tòa nhà văn phòng trước nhà ga Akihabara ở Tokyo. Năm 2011, anh mua thêm tòa nhà thương mại "AKIBA Cultural District" với giá 17 tỷ yên (khoảng 156 triệu USD). Năm 2018, anh xây dựng nhà hàng từ mảnh đất mua được với giá 80 triệu yên.

Theo ước tính của truyền thông Nhật Bản, tài sản cá nhân của Kotegawa Takashi có thể đã lên tới 200 tỷ yên (khoảng 1,8 tỷ USD) vào năm 2019.

Mặc dù là một tỷ phú tự thân, chuyên kiếm tiền khủng từ sàn chứng khoán nhưng "thiên tài" này có cuộc sống khá giản dị và khiêm tốn. Anh được mô tả có dáng người gầy, mái tóc xù, thường mặc áo len xám, quần jean và đi giày thể thao không ai có thể nhận ra anh là một tỷ phú USD.

Cuộc sống của Takashi diễn ra khá đơn giản, vì phần lớn thời gian anh đều dành cho đầu tư. Anh chưa kết hôn, ít gặp bạn bè hay liên lạc với các thành viên trong gia đình.

Thời gian rảnh, trader này chỉ muốn ở nhà chơi game hoặc xem TV, thậm chí còn chẳng hứng thú gì với chuyện đi du lịch nội địa. Nếu có việc phải ra ngoài, anh sẽ chọn đi bằng xe buýt hoặc xe đạp.

Takashi có sở thích ăn mì ramen. Anh cho rằng việc ăn mì sẽ giúp anh tiết kiệm thời gian và anh ấy có thể tập trung hơn để nghiên cứu thị trường.

"Nếu tôi ăn ít hơn, tôi sẽ ít buồn ngủ hơn. Điều đó sẽ giúp tôi tỉnh táo hơn và có thể tập trung hơn vào các giao dịch", thiên tài chứng khoán Nhật Bản giải thích.

Bên cạnh đó, Takashi cũng cho biết không khí bẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của con người. Vì thế, anh thích sống một mình trong căn nhà rộng lớn, không gian thoát mát để suy nghĩ nhanh nhẹn và sáng suốt hơn.

Giống như nhiều người giàu khác ở Nhật Bản, Kotegawa Takashi ít khi xuất hiện trên truyền thông kể từ cuộc phỏng vấn gần nhất vào năm 2008. Lần cuối công chúng nghe thấy tên người đàn ông này là vào tháng 4/2018, khi anh bán tòa nhà văn phòng ở Akihabara với giá 12 tỷ yên (110 triệu USD).

Trước đó, xuất hiện trong chương trình nổi tiếng Waratte Iitomo, Kotegawa Takashi cũng chọn cách che mờ mặt và làm biến dạng giọng nói.

“Bạn là ai?”, người dẫn chương trình hói.

“Tôi là người kiếm được 10 tỷ yên nhờ giao dịch chứng khoán”, Kotegawa Takashi khẳng định.

“Thần đồng” Trung Quốc “sụp đổ”: 28 tuổi không việc làm, sống phụ thuộc bố mẹ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.