Quy định mới về việc đối xử với các tù nhân của Thái Lan đã gây ra làn sóng chỉ trích rằng đây là cách để cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra lách luật khỏi án tù. Quốc tếQuy định mới của Thái Lan làm dấy lên cáo buộc thiên vị ông ThaksinBắc Hiệp Theo Nikkei Asia • {Ngày xuất bản}Quy định mới về việc đối xử với các tù nhân của Thái Lan đã gây ra làn sóng chỉ trích rằng đây là cách để cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra lách luật khỏi án tù.
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra chào đón ông về nước tại sân bay Bangkok vào tháng 8. Ảnh: Nikkei Asia |
Trên thực tế, quy định này đã loại bỏ yêu cầu tù nhân phải thụ án ít nhất 6 tháng trước khi nộp đơn xin ân xá.
Cựu Thủ tướng Thaksin trở lại Thái Lan vào tháng 8 sau 15 năm sống lưu vong. Vị chính trị gia này từng phải đối mặt với án tù 10 năm vì cáo buộc tham nhũng, nhưng mức án của ông được giảm xuống còn 1 năm. Sau khi chấp nhận bản án, ông Thaksin được chuyển đến bệnh viện cảnh sát vì lý do sức khỏe.
Ông Thaksin dự kiến sẽ được tạm tha vào đầu tháng 2 năm 2024. Quy định mới có thể đẩy nhanh bản án của vị chính trị gia 74 tuổi này.
Đại diện Bộ Cải huấn đã bác bỏ cáo buộc rằng việc thay đổi quy định này nhằm giúp ông Thaksin kết thúc bản án sớm. Tuy nhiên, làn sóng chỉ trích vẫn tăng lên.
Các nhà hoạt động xã hội đã đệ đơn khiếu nại hình sự 4 quan chức cải huấn vì lạm dụng quyền lực. Nhóm này khẳng định ông Thaksin không còn ở bệnh viện cảnh sát nữa và các nhà lập pháp thuộc phe đối lập được cho là đang chuẩn bị thanh tra cơ sở này vào tháng tới.
Thủ tướng Srettha Thavisin của đảng Pheu Thai hiện đang lãnh đạo một chính phủ liên minh bao gồm các đảng bảo thủ. Có suy đoán rằng sự trở lại của ông Thaksin là điều kiện để thành lập liên minh và giúp đảng Pheu Thai nắm quyền thay cho đảng Tiến bước, vốn giành được nhiều ghế nhất trong quốc hội sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5.
Ông Srettha vẫn im lặng trước cuộc tranh cãi này. Chính phủ Thái Lan có thời hạn 120 ngày để quyết định xem có đưa các tù nhân đang nhập viện trở lại nhà tù hay không, thời hạn này sẽ hết hạn vào cuối tuần này đối với ông Thaksin. Trong khi đó, ông Srettha hiện đang trong kỳ nghỉ cá nhân cho tới thứ Sáu tuần này.
Một nhà phân tích chính trị Thái Lan cho biết: “Ông ấy (Srettha) muốn chứng tỏ rằng mình không tham gia vào bất kỳ quyết định nào sẽ được đưa ra”.
Sự ổn định của chính phủ Thái Lan có thể bị ảnh hưởng nếu Thủ tướng Srettha bị coi là có thái độ thiên vị trắng trợn đối với ông Thaksin.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra vào năm 2013 khi Thủ tướng lúc đó là bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, thúc đẩy dự luật ân xá cho phép ông trở về nước. Một cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào tháng 5 năm 2014 đã khiến bà Yingluck chịu cảnh lưu vong giống anh trai.