🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

NHTW châu Á "vò đầu bứt tóc" khi dự trữ ngoại hối giảm mạnh

Ngày đăng 17:33 13/09/2022
NHTW châu Á

Vietstock - NHTW châu Á "vò đầu bứt tóc" khi dự trữ ngoại hối giảm mạnh

Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế mới nổi châu Á ghi nhận sự giảm mạnh của dự trữ ngoại hối và điều này có thể gây khó khăn cho các NHTW khi họ muốn can thiệp để giảm bớt sự biến động tỷ giá và .

Theo Standard Chartered, dự trữ ngoại hối của khu vực châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) chỉ còn đủ để tài trợ cho khoảng 7 tháng nhập khẩu hàng hóa. Đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Con số này là khoảng 10 tháng vào đầu năm nay và ở mức cao nhất là 16 tháng vào tháng 8/2020. Điều này đang cho thấy tấm đệm bảo vệ cho tỷ giá của NHTW châu Á đã bị bào mòn phần nào.

“Sự suy giảm về dự trữ ngoại hối có thể cản trở các NHTW can thiệp vào tỷ giá trong tương lai. Nhìn chung, chúng tôi hy vọng chính sách ngoại hối của các ngân hàng trung ương sẽ không còn hỗ trợ nhiều như trước”, Divya Devesh, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối ASEAN và Nam Á tại Standard Chartered ở Singapore, cho biết.

Thái Lan ghi nhận tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên GDP giảm mạnh nhất, tiếp theo là Malaysia và Ấn Độ, theo dữ liệu của Bloomberg. Dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng 9 tháng nhập khẩu đối với Ấn Độ, 6 tháng đối với Indonesia và dưới 4 tháng đối với Malaysia.

Các ngân hàng trung ương tại châu Á đã dùng tấm đệm “dự trữ ngoại hối” để bảo vệ đồng nội tệ trước đà tăng của đồng USD. Điều này diễn ra khi chính sách thắt chặt mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thúc đẩy dòng vốn quay trở lại Mỹ.

Nếu có dấu hiệu cho thấy NHTW bớt can thiệp vào thị trường ngoại hối, điều này sẽ tác động tiêu cực tới các đồng tiền châu Á, nhiều đồng tiền trong số đó đã đạt mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Nếu dùng mức độ sụt giảm về dự trữ ngoại hối làm đại diện cho mức can thiệp của các nước vào thị trường ngoại hối, thì Ấn Độ và Thái Lan nằm trong nhóm can thiệp mạnh nhất, với dự trữ ngoại hối giảm 81 tỷ USD và 32 tỷ USD.. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối giảm 27 tỷ USD ở Hàn Quốc, 13 tỷ USD ở Indonesia và 9 tỷ USD ở Malaysia.

Đà sụt giảm này một phần là do sức mạnh của đồng bạc xanh làm xói mòn giá trị của các loại tiền tệ khác được giữ trong dự trữ ngoại hối.

Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. ở Singapore cho biết cới tình hình hiện tại, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đều đáng lo ngại.

Tuy nhiên, các thị trường mới nổi châu Á vẫn có vị thế tốt hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đây.

Các nhà đầu tư dần chuyển dịch sang các thị trường châu Á mới nổi trong những tháng gần đây và lạc quan rằng những thị trường này có thể mang lại tăng trưởng nhanh hơn nhờ vào chính sách hỗ trợ và lợi nhuận tiềm năng cao hơn.

Sự tăng vọt của USD đã khiến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc gần chạm mức 7 quan trọng, trong khi đồng Won của Hàn Quốc cũng suy yếu xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 2009. Đồng Rupee của Ấn Độ và Peso của Philippines đã đạt mức thấp kỷ lục gần đây.

Tại Nhật Bản, Thống đốc NHTW Haruhiko Kuroda bày tỏ quan ngại về sự mất giá đột ngột của đồng Yên. Trong khi đó, Thống đốc NHTW Ấn Độ Shaktikanta Das cho biết đã can thiệp trên thị trường tiền tệ gần như hàng ngày và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp bình ổn tích cực.

“Các ngân hàng trung ương đang trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Rủi ro USD tăng giá, rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao do các cú sốc giá ngoại sinh gây ra khiến các ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi châu Á không thể cho rằng những rủi ro tồi tệ nhất đang ở phía sau chúng ta”, ông Vishnu Varathan cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.