🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Người Mỹ chi tiêu mạnh tay trong tháng 1, doanh số bán lẻ tăng 3.8%

Ngày đăng 22:29 17/02/2022
Người Mỹ chi tiêu mạnh tay trong tháng 1, doanh số bán lẻ tăng 3.8%

Vietstock - Người Mỹ chi tiêu mạnh tay trong tháng 1, doanh số bán lẻ tăng 3.8%

Người dân Mỹ chi mạnh tay hơn trong tháng đầu năm khi đợt bùng phát biến chủng Omicron bắt đầu suy yếu và lạm phát tăng mạnh nhất trong 40 năm.

Trong tháng 1/2022, doanh số bán lẻ – thước đo chi tiêu tại cửa hàng, trực tuyến và nhà hàng – tăng 3.8% so với tháng trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong ngày 16/02.

Con số này đánh dấu tháng tăng mạnh nhất về chi tiêu bán lẻ kể từ tháng 3/2021 – thời điểm các gói hỗ trợ bắt đầu được phân phối cho người dân Mỹ. Đà tăng này còn phát đi tín hiệu rằng nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2022 với lượng việc làm dồi dào, mức tăng tiền lương lớn và người tiêu dùng có nhiều tiền mặt để chi tiêu, bất chấp đà tăng của lạm phát. Các doanh nghiệp đang tạo ra việc làm một cách nhanh chóng trong tháng 1/2022 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4%. Tỷ lệ sa thải cũng ở mức thấp trong bối cảnh thiếu lao động.

“Nếu xem xét vị thế tài chính của người tiêu dùng và tình hình thị trường lao động, bạn hẳn sẽ đánh giá: Nhìn chung mọi thứ đang khá tốt”, Joshua Shapiro, Chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn Maria Fiorini Ramirez, nhận định.

Tháng trước, các quan chức Fed bàn luận về việc đẩy nhanh quá trình nâng lãi suất – dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2022 – giữa lúc lạm phát tăng mạnh. Biên bản họp tháng 1/2022 của Fed cho thấy các quan chức cũng đang xem xét thu hẹp bảng cân đối kế toán 9,000 tỷ USD trong năm nay. Đây cũng là một cách để Fed thắt chặt điều kiện tài chính để hạ nhiệt lạm phát.

Diane Swonk, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thornton, cho biết số liệu doanh số bán lẻ cho thấy “đà tăng trưởng đang mạnh dần” khi các gián đoạn chuỗi cung ứng suy giảm. “Điểm mấu chốt là các yếu tố đều phù hợp để Fed nâng lãi suất”, bà nói thêm.

Không như các báo cáo dữ liệu kinh tế khác của Mỹ, doanh số bán lẻ không được điều chỉnh lạm phát. Điều này có nghĩa doanh số bán lẻ cao hơn có thể phản ánh mức giá cao hơn thay vì khối lượng mua nhiều hơn.

Chính phủ Mỹ không ước tính tác động của lạm phát trong báo cáo về chi tiêu bán lẻ, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát tác động mạnh tới giá trị chi tiêu trong những tháng gần đây và lạm phát đang bào mòn sức mua của người tiêu dùng.

Craig Johnson, Chủ tịch của Customer Growth Partners, ước tính trong năm 2021, khoảng 1/3 mức tăng của doanh số bán lẻ đến từ lạm phát. Ông nghĩ rằng con số này sẽ tăng lên 60% trong năm 2022.

Mức tăng chi tiêu diễn ra trên diện rộng trong tháng 1/2022, với các khoản mua xe hơi, nội thất và vật liệu xây dựng đều tăng. Doanh số trực tuyến cũng tăng mạnh. Hóa đơn thanh toán tại nhà hàng và quán bar giảm trong tháng trước khi người tiêu dùng hạn chế các dịch vụ trực tiếp trong đợt bùng phát dịch gần nhất.

Chi tiêu bán lẻ cũng trồi sụt trong vài tháng gần đây khi người tiêu dùng đối mặt với lạm phát ngày càng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng, dù rằng tình hình tài chính của hộ gia đình vẫn tương đối ổn.

Drew O’Shanick cho biết phần lương tăng thêm trong 1 năm qua giúp anh có thể chi tiêu nhiều hơn và có khả năng chịu đựng trước đà tăng của giá cả.

Ông gần đây đã chuyển nhà và có thể trang hoàng căn hộ mới bằng các nội thất cao cấp hơn. “Tôi đang cố chi nhiều hơn cho các hàng hóa chất lượng cao hơn”, O'Shanick nói, đồng thời cho biết thêm ông cũng chú ý tới đà tăng giá của các mặt hàng sử dụng hàng ngày như hàng tạp hóa.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.