Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Ngành công nghiệp LNG của Nga sẽ sụp đổ trước sức ép trừng phạt từ Mỹ?

Ngày đăng 15:41 05/05/2024
Ngành công nghiệp LNG của Nga sẽ sụp đổ trước sức ép trừng phạt từ Mỹ?
GAS
-

Chuyên gia Nga cho rằng, lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt có thể gây khó khăn cho dự án LNG-2 Bắc Cực, song Washington không thể "giết chết hoàn toàn ngành công nghiệp LNG của Nga". Quốc tếNgành công nghiệp LNG của Nga sẽ sụp đổ trước sức ép trừng phạt từ Mỹ?Nguyễn Thu • {Ngày xuất bản}Chuyên gia Nga cho rằng, lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt có thể gây khó khăn cho dự án LNG-2 Bắc Cực, song Washington không thể "giết chết hoàn toàn ngành công nghiệp LNG của Nga".

Dự án xây dựng nhà máy LNG tại Belokamenka, gần Murmansk ở vùng Bắc Cực của Nga. Ảnh: NovatekChuyên gia cấp cao Stanislav Mitrakhovich của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga nói với đài Sputnik rằng, Mỹ đang nỗ lực hết sức nhằm cản trở dự án LNG-2 của Nga tại Bắc Cực trước hết vì hai nước vẫn là "đối thủ cạnh tranh trực tiếp" trong lĩnh vực khí đốt.

"Cả Nga và Mỹ đều là các nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Không những vậy, cả hai nước còn là đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường dầu mỏ. Dầu của Mỹ có thể thay thế dầu thô của Nga bằng cách nào đó. Đối với LNG, Washington cũng có kế hoạch tăng mạnh sản lượng nhiên liệu này trong 10 năm tới” - chuyên gia Mitrakhovich nói.

Cho đến nay, hoạt động sản xuất tại mỏ khí đốt cung cấp cho dự án LNG-2 ở Bắc Cực đã bị đình chỉ và “người Mỹ đang cố gắng trì hoãn việc hoàn thành dự án này càng lâu càng tốt”.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tuy nhiên, chuyên gia Mitrakhovich nhận định rằng người Mỹ không thể "giết chết hoàn toàn ngành công nghiệp LNG của Nga". Theo ông Mitrakhovich, lĩnh vực LNG của Nga vẫn còn nhiều cơ hội phát triển khi nước này không phải phụ thuộc vào phương Tây về cơ sở khoa học và kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Moscow hoàn toàn có thể hợp tác với nhiều quốc gia lớn trên thế giới, như Trung Quốc, để vượt qua sức ép từ các lệnh cấm vận của phương Tây.

Về vấn đề tài chính, Nga được hưởng lợi từ xuất khẩu dầu mỏ, nhờ đó có thể tái trang bị công nghệ thay thế nhập khẩu và tạo ra các cơ sở sản xuất LNG mới.

LNG-2 Bắc Cực là dự án LNG thứ ba của Nga. Dự kiến, sau khi hoàn thành, LNG-2 Bắc Cực sẽ bao gồm 3 dây chuyền sản xuất khí hóa lỏng với công suất 19,8 triệu tấn LNG mỗi năm.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng Geoffrey Pyatt trước đó công bố kế hoạch của Washington nhằm ngăn chặn dự án LNG-2 Bắc Cực thông qua các lệnh trừng phạt phối hợp với các nước G7 và các đồng minh khác.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/5 vừa qua đã công bố lệnh trừng phạt đối với 4 công ty và 16 tàu có liên quan đến dự án LNG-2 Bắc Cực thuộc công ty Novatek của Nga. Hai trong số các công ty bị trừng phạt có đặt trụ sở ở nước ngoài.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Các lệnh trừng phạt trước đây của Mỹ đối với dự án LNG 2 Bắc Cực vào tháng 4 vừa qua cũng buộc Novatek, nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, phải đình chỉ sản xuất do dự án thiếu tàu chở nhiên liệu.

Bốn lý do khiến Mỹ quyết tâm “tấn công” LNG của Nga

Theo trang Oilprice, có 4 lý do chính khiến Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ ý định gây sức ép tối đa đối với ngành LNG của Nga.

Lý do đầu tiên là LNG đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất trong một thế giới ngày càng nhiều bất ổn địa chính trị. Không giống như dầu hoặc khí được vận chuyển qua đường ống, LNG không cần nhiều thời gian và chi phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng vận chuyển.

Mỹ đầu tháng này đã công bố lệnh trừng phạt đối với 4 công ty và 16 tàu có liên quan đến dự án LNG-2 Bắc Cực thuộc công ty Novatek của Nga. Ảnh: APBên cạnh đó, LNG có thể được vận chuyển và di chuyển đến bất cứ địa điểm nào trong vòng vài ngày và được mua thông qua các hợp đồng ngắn hạn, dài hạn hoặc ngay lập tức trên thị trường giao ngay.

Quyết tâm không để các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khuất phục trước Nga do quá phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Moscow là lý do thứ hai khiến Mỹ nhắm mục tiêu trừng phạt lĩnh vực LNG của Nga.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lý do thứ ba, xuất khẩu năng lượng vẫn đem lại nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế Nga, đồng thời Moscow đặt mục tiêu tăng mạnh sản xuất LNG để bù đắp khoản thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt qua đường ống bị sụt giảm.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi tháng 11/2023 cho biết, Moscow dự định tăng thị phần LNG trên toàn cầu lên 20% (ít nhất 100 triệu tấn mỗi năm) vào năm 2030, từ mức 8% (khoảng 33 tấn) trong năm 2023.

Lý do cuối cùng khiến Washington quyết tâm cản trở lĩnh vực LNG của Nga phát triển trong dài hạn vì đây là ngành có mối liên hệ rất chặt chẽ với cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Từ lâu, ông Putin đã xem LNG - đặc biệt là từ nguồn tài nguyên khí đốt khổng lồ tại Bắc Cực - là chìa khóa cho thời kỳ tăng trưởng năng lượng quan trọng tiếp theo của Nga, để cạnh tranh với với dầu đá phiến và khí đốt của Mỹ.

Khu vực Bắc Cực của Nga có trữ lượng hơn 35.700 tỷ mét khối khí đốt, hơn 2.300 triệu tấn dầu và khí ngưng tụ.

Theo người đứng đầu Điện Kremlin, trong vài năm tới Nga sẽ đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên ở khu vực Bắc Cực, trước mắt là xây dựng Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) - với tư cách là tuyến vận tải chính cho các nhà nhập khẩu khí đốt quan trọng của Moscow, đặc biệt là khách hàng Trung Quốc.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

>> Chuyến tàu chở 60.000 tấn khí LNG của PV GAS (HM:GAS) đã cập bến, chuẩn bị cho mùa cao điểm

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.