Nga có thể quốc hữu hóa các công ty nước ngoài?

Ngày đăng 18:09 11/03/2022
Nga có thể quốc hữu hóa các công ty nước ngoài?

Vietstock - Nga có thể quốc hữu hóa các công ty nước ngoài?

Chính phủ Nga đang tiến gần hơn tới việc thu giữ hoặc thậm chí quốc hữu hóa các công ty thuộc sở hữu nước ngoài đã rời bỏ thị trường sau khi Nga tiến công vào Ukraine. Đồng thời, Nga cũng lên kế hoạch để khuyến khích các công ty nước ngoài ở lại thị trường.

Trước làn sóng tháo chạy của doanh nghiệp nước ngoài từ Ikea cho tới McDonald (NYSE:MCD), Bộ Kinh tế Nga đã phác thảo các chính sách mới để tạm thời chiếm quyền kiểm soát của các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt 25% và có ý định rời thị trường Nga.

Theo đề xuất trên, một tòa án của Nga sẽ cân nhắc các yêu cầu từ thành viên hội đồng quản trị và những người quan trọng khác để mang vào ban quản lý từ bên ngoài. Tòa án có thể đóng băng phần sở hữu của các công ty nước ngoài như một nỗ lực để duy trì tài sản và nhân viên.

Ban quản lý bên ngoài có thể bao gồm ngân hàng phát triển quốc doanh VEB.RF, theo tuyên bố của Bộ Kinh tế. Các chủ sở hữu sẽ có 5 ngày để tiếp tục hoạt động hoặc chọn các phương án khác như bán cổ phần của họ.

Nga đã vạch ra ba lựa chọn cho các công ty quốc tế ở Nga: Họ có thể tiếp tục hoạt động; chuyển quyền sở hữu của họ cho các đối tác Nga của họ quản lý và nhận lại sau đó; hoặc rút lui hoàn toàn, đóng cửa các hoạt động và sa thải nhân viên. Matxcơva cho biết họ sẽ coi lựa chọn cuối cùng là phá sản tự nguyện.

“Chính phủ Nga đã bàn luận về các biện pháp như phá sản và quốc hữu hóa tài sản” của các công ty nước ngoài có ý định rời đi, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết trong một tuyên bố ngày 10/03.

Danh sách các thương hiệu toàn cầu rút khỏi Nga đang gia tăng qua từng ngày khi một số tập đoàn lớn nhất thế giới, từ năng lượng cho tới hàng tiêu dùng và thiết bị điện tử, đã tạm ngừng hoạt động tại Nga. Các biện pháp trừng phạt và các biện pháp kiểm soát vốn khiến các công ty toàn cầu khó lòng làm ăn kinh doanh. Tuy vậy, các công ty cũng cảm thấy lo về khả năng bị tẩy chay vì được nhìn nhận là ủng hộ cuộc tiến công của Tổng thống Vladimir Putin.

Bộ Kinh tế Nga cho biết các biện pháp của họ sẽ nhắm tới đấu giá tài sản nhiều hơn là quốc hữu hóa chúng. “Dự án này nhằm khuyến khích các tập đoàn nước ngoài không từ bỏ hoạt động tại Liên bang Nga”, Bộ này cho biết.

Renault, Citigroup

Một số công ty nước ngoài vẫn chưa đưa ra dự định về hoạt động tại Nga. Renault, tập đoàn xe hơi Pháp hiện đang chiếm quyền kiểm soát AvtoVaz, vẫn im hơi lặng tiếng. Danone đã tạm ngưng đầu tư vào Nga, nhưng cho biết sẽ duy trì hoạt động sản xuất và phân phối ở đây.

Trong khi đó, Citigroup – vốn có khoảng 9.8 tỷ USD khoản cho vay, tài sản và các mối liên hệ khác với Nga – chứng kiến nỗ lực bán công ty ngân hàng tiêu dùng tại Nga bị chững lại. Bộ phận giao dịch hàng hóa của Citigroup cũng là một trong số các ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các thương vụ liên quan tới khí thiên nhiên đến từ Nga.

Nếu Nga chiếm quyền kiểm soát các công ty sở hữu nước ngoài, rủi ro leo thang căng thẳng sẽ ngày càng lớn hơn. Ngày 09/03, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết “Mỹ sẽ đưa ra vài động thái” nếu Nga thu giữ các tài sản tư nhân ở các công ty có ý định rút khỏi Nga.

Đôi bên đều thiệt

Các biện pháp ăn miếng trả miếng sẽ “gây ra những hậu quả cho đôi bên”, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên ở Moscow.

Nga vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những nhà đầu tư đến từ các quốc gia “không khởi động cuộc chiến kinh tế với Nga”, ông Peskov cho biết.

Tuần này, Trung Quốc đã đàm phán với các công ty quốc doanh về cơ hội đầu tư vào các công ty hoặc tài sản Nga, Bloomberg đưa tin.

Đối với Nga, sự tháo chạy của các công ty nước ngoài có thể gây gián đoạn nguồn cung hàng hóa trong một nền kinh tế vốn đang oằn mình dưới cú sốc lạm phát lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, gần 3 triệu người làm việc trong các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với công ty nước ngoài có thể bị mất việc.

Bộ Kinh tế Nga cho biết họ đã đề xuất các biện pháp áp dụng cho các doanh nghiệp có ban quản lý (bao gồm cả cổ đông) chấm dứt quyền kiểm soát hoạt động theo cách vi phạm luật lệ của Nga. Các công ty có ban quản lý đã rời nước Nga hoặc chuyển tài sản sang nước ngoài từ ngày 24/02 có thể cũng sẽ phải tuân theo các biện pháp mới.

Nga trước đó đã hứa sẽ đáp trả lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước khác, nhưng phản ứng của Moscow đến nay vẫn khá hạn chế. Là một phần để ngăn chặn sự tháo chạy của dòng vốn, các cơ quan chức năng đã áp lệnh cấm tạm thời đối với giao dịch ngoại hối và thanh toán bằng ngoại tệ đối với những người đến từ các quốc gia đã áp trừng phạt lên Nga.

Bộ Tài chính Nga hôm nay thông báo cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Bộ Tài chính Nga cho biết một số sản phẩm trong ngành lâm nghiệp và đồ gỗ cũng bị cấm xuất khẩu đến "các quốc gia không thân thiện". Danh sách chịu ảnh hưởng gồm 48 quốc gia, trong đó có các nước EU và Mỹ. Nga là nước sở hữu 1/5 diện tích rừng của thế giới và việc khai thác thêm nguồn tài nguyên này có thể giúp nền kinh tế giảm phụ thuộc vào dầu khí.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.