🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm như thế nào?

Ngày đăng 15:55 07/10/2021
Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm như thế nào?

Vietstock - Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm như thế nào?

Trong lúc các nghị sỹ Mỹ tiếp tục tranh cãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, bà Janet Yellen, đã tỏ thái độ hết sức sốt ruột...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: BBC.

Nếu vấn đề trần nợ quốc gia của Mỹ không được giải quyết kịp thời, Washington sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa từng có tiền lệ, có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế và thậm chí khủng hoảng tài chính. Trong lúc các nghị sỹ Mỹ tiếp tục tranh cãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, bà Janet Yellen, đã tỏ thái độ hết sức sốt ruột.

Trong một cảnh báo đưa ra ngày 5/10, bà Yellen nói rằng bà tin nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái nếu Quốc hội không nâng hoặc đình chỉ trần nợ quốc gia trước thời hạn 18/10.

“Tôi thực sự tin rằng ngày 18/10 là một hạn chót. Sẽ là một thảm hoạ nếu các hoá đơn của Chính phủ không được thanh toán. Nước Mỹ sẽ rơi vào một vị thế không có tiền để trả các hoá đơn của Chính phủ”, bà Yellen nói với hãng tin CNBC.

Không chỉ bà Yellen mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sốt ruột. Hôm thứ Hai, ông Biden kêu gọi Quốc hội nâng trần nợ ngay trong tuần này để tránh những biến động kinh tế không đáng có. Ông đổ lỗi cho các nghị sỹ Cộng hoà và thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, dùng tranh luận không giới hạn (filibuster) để ngáng đường một dự luật nâng trần nợ.

“Tôi cũng thực sự tin rằng suy thoái sẽ xảy ra” nếu trần nợ không được nâng hoặc đình chỉ - bà Yellen nói ngày 5/10.

Suốt mấy tuần qua, bà Yellen đã cảnh báo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Chuck Summer - đều là người của Đảng Dân chủ cầm quyền - rằng nước Mỹ sẽ mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ vào khoảng ngày 18/10. Nếu vấn đề trần nợ không được giải quyết êm thấm trước thời hạn này, Chính phủ Mỹ sẽ lần đầu tiên trong lịch sử rơi vào cảnh vỡ nợ.

Bộ Tài chính Mỹ hiện đã sử dụng các biện pháp khẩn cấp bất thường để thanh toán các hoá đơn của Chính phủ kể từ khi nợ công của Mỹ đạt mức kịch trần 24,8 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 7. Các biện pháp bất thường cho phép Bộ Tài chính Mỹ bảo tồn tiền mặt và rút tiền từ một số tài khoản nhất định mà không phải phát hành trái phiếu mới.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và được dự báo sẽ chỉ có thể kéo dài đến giữa tháng 10 – theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ.

Từ trước tới nay, Chính phủ Mỹ chưa bao giờ mất khả năng thanh toán các hoá đơn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng một vụ vỡ nợ của Washington sẽ gây tổn thất trên diện rộng do đẩy lãi suất tăng vọt, làm sứt mẻ niềm tin vào năng lực tài chính của Chính phủ Mỹ, và có khả năng làm chậm thanh toán tiền anh sinh xã hội của khoảng 50 triệu người cao tuổi. Các binh sỹ quân đội Mỹ cũng có thể bị chậm lương khi Chính phủ vỡ nợ.

Khủng hoảng trần nợ Mỹ cũng có thể khiến một số quốc gia cắt giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ, gây suy yếu đồng USD, từ đó có thể tạo lợi thế cho Trung Quốc trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới thay cho đồng USD.

“Trái phiếu kho bạc Mỹ từ lâu được coi là tài sản an toàn nhất trên thế giới”, bà Yellen nói. “Đó một phần là bởi địa vị đồng tiền dự trữ của USD. Nếu sự an toàn đó bị nghi ngờ bởi Chính phủ Mỹ không thanh toán được hoá đơn tới hạn, thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp”.

Các nghị sỹ thuộc cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ cũng thừa hiểu việc giải quyết vấn đề trần nợ quan trọng như thế nào, nhưng hai bên vẫn còn một khoảng cách rất lớn trước khi có thể đạt một thoả thuận. Bất đồng của hai bên nằm ở việc trần nợ nên được nâng như thế nào, và cả hai đều sử dụng trần nợ như một “quân bài” chính trị.

Phe Cộng hoà – những người chỉ trích điều mà họ cho là thói chi tiêu quá đà của những người Dân chủ - nói rằng ông Biden, bà Pelosi và Schumer phải giải quyết vấn đề bằng cách dừng các chính sách xã hội tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD. Đảng Cộng hoà tin rằng nếu Chính phủ vỡ nợ, Đảng Dân chủ sẽ hứng sự chỉ trích bởi họ là những người nắm cả Nhà Trắng và Quốc hội. Đây là một phần trong chiến lược của đảng này để chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2022.

Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, từ năm 1960 đến nay, Quốc hội nước này đã nâng hoặc đình chỉ trần nợ 78 lần, mà lần gần đây nhất là vào năm 2019. Những lần Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ thường không đi kèm với nhiều kịch tính, nhưng cuộc chiến về trần nợ và thâm hụt ngân sách vào năm 2011 đã dẫn tới việc tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm của Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử.

An Huy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.