🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu và Bitcoin khi FED ngừng cơn mưa tiền?

Ngày đăng 16:13 10/05/2021
Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu và Bitcoin khi FED ngừng cơn mưa tiền?
US500
-
BTC/USD
-

Vietstock - Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu và Bitcoin khi FED ngừng cơn mưa tiền?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm tiền vào hệ thống tài chính ở quy mô chưa từng thấy, đẩy giá cổ phiếu Phố Wall và tiền mã hóa tăng vọt.

Theo Wall Street Journal, với những chuyên gia am hiểu về bong bóng tài chính, tình hình Phố Wall rất đáng lo ngại. Giá cổ phiếu đang tăng lên mức cao nhất kể từ bong bóng dot.com hồi năm 2000. Giá nhà ở Mỹ quay trở lại mức đỉnh trước dịch Covid-19. Các công ty vay tiền với lãi suất thấp nhất trong lịch sử. Các nhà đầu tư cá nhân đổ tiền ồ ạt vào tiền mã hóa như Bitcoin và Ether.

Giới phân tích khẳng định các quyết định của FED dẫn đến tình trạng hiện nay. Chính sách tiền tệ dễ dãi thường thúc đẩy sự bùng nổ tài chính, và chính sách tiền tệ Mỹ chưa bao giờ dễ dãi như hiện nay. FED duy trì lãi suất gần bằng 0% suốt cả năm ngoái và cho biết sẽ không thay đổi mức lãi suất trong ít nhất hai năm tới.

Cơ quan này mua hàng trăm tỷ USD trái phiếu. Kết quả là lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ kỳ hạn 10 năm đang thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lạm phát (lần thứ hai trong 40 năm qua).

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: AP.

Yếu tố lãi suất

FED hành động để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đối phó với tác động của đại dịch Covid-19. Nhờ những nỗ lực của FED và việc Quốc hội Mỹ thông qua các gói kích thích trị giá 5.000 tỷ USD, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi dần. Nếu nền kinh tế Mỹ mạnh khỏe trở lại, không có lý do gì FED tiếp tục chính sách tiền tệ dễ dãi. Điều đó sẽ đe dọa cổ phiếu và tiền mã hóa.

“Thị trường chứng khoán đang diễn biến với kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài”, WSJ dẫn lời nhà kinh tế Jeremy Stein thuộc Đại học Harvard nhận định. Ông dự báo giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh rất mạnh nếu FED quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát và lợi suất trái phiếu tăng lên 1,5%.

Hồi đầu tuần, FED cảnh báo “định giá tài sản đang quá cao” và có nguy cơ lao dốc nếu các nhà đầu tư hạn chế rủi ro, các nỗ lực chống dịch gây thất vọng hoặc quá trình phục hồi kinh tế chậm lại. Chủ tịch FED Jerome Powell không tỏ dấu hiệu cho thấy tổ chức này sẽ sớm hạn chế kích thích kinh tế.

Năm ngoái, dịch Covid-19 gây tác động tới nền kinh tế Mỹ nặng nề hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, sau hai tháng, các hoạt động kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi. FED công bố các chương trình cho vay mới và Quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích 2.200 tỷ USD. Vaccine được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang giảm xuống mức âm. Ảnh: WSJ.

Các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Mỹ có thể quay trở lại mức trước dịch ngay trong quý II năm nay. Bất chấp các dự báo này, chính sách tiền tệ Mỹ vẫn tiếp tục dễ dãi. Tháng 5/2020, đảng Dân chủ đề xuất gói kích thích bổ sung 3.000 tỷ USD khi có dự báo tổng sản lượng kinh tế sụt giảm 6% năm ngoái.

Mức sụt giảm trên thực tế chỉ chưa đầy 3%, nhưng đảng Dân chủ - sau khi giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng và Quốc hội - vẫn quyết định tung ra gói kích thích này.

FED bắt đầu mua trái phiếu hồi tháng 3/2020 để ổn định thị trường. Mùa hè năm ngoái, khi các thị trường hoạt động ổn định, FED mở rộng chương trình mua trái phiếu. Cơ quan này cũng đặt mục tiêu đẩy lạm phát lên trên 2%. Do đó, FED cam kết không tăng lãi suất cho đến khi thị trường việc làm Mỹ phục hồi và lạm phát đạt 2%.

Bao giờ cơn sốt dừng lại?

Những đợt bơm tiền ồ ạt vào một nền kinh tế đang phục hồi là lý do khiến các chuyên gia Phố Wall lạc quan hơn bao giờ hết về giá cổ phiếu. Chỉ số S&P 500 và Dow đều tăng lên mức cao kỷ lục, lần lượt là 4.232,6 và 34.777,76 hôm 7/5.

Giá các loại tiền mã hóa cũng bùng nổ. CoinDesk cho biết ngày 29/5, thị trường tiền mã hóa đạt quy mô hơn 2.000 tỷ USD, tương đương toàn bộ số USD đang được lưu hành trên thị trường. Giá Bitcoin tăng 95% từ đầu năm, giá Ether tăng hơn 300%.

Theo WSJ, rất khó dự đoán đến bao giờ cơn sốt cổ phiếu và tiền mã hóa sẽ dừng lại. Tuy nhiên, bong bóng đầu cơ sẽ tan vỡ nếu các công ty không đạt được mức lợi nhuận tương xứng với giá cổ phiếu và những đối thủ mới của Bitcoin hay Ether xuất hiện.

Bitcoin từng là bá chủ thị trường tiền mã hóa, nhưng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ether và các loại tiền khác. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng để giá cổ phiếu và tiền mã hóa lao dốc, một sự cố lớn phải xảy ra, ví dụ như suy thoái, khủng hoảng tài chính hoặc lạm phát.

Giá Ether tăng hơn 300% tính từ đầu năm nay. Ảnh: CoinDesk.

Tuần trước, FED khẳng định SARS-CoV-2 vẫn là mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế Mỹ và hệ thống tài chính. Tuy nhiên, Mỹ đang dần kiểm soát dịch và nguy cơ suy thoái không lớn. Khả năng khủng hoảng tài chính là có thể, nhưng các ngân hàng đang có lượng vốn lớn.

Nếu các nhà đầu tư vay quá nhiều để mua cổ phiếu hoặc tiền mã hóa, việc giá tài sản lao dốc sẽ dẫn tới khủng hoảng. Nhưng điều đó khó xảy ra.

Nguy cơ còn lại là lạm phát. Các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ lạm phát khi nhiều ngành công nghiệp thiếu hụt bán dẫn, gỗ và nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, lạm phát Mỹ có thể chỉ tăng nhẹ. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo sự chủ quan có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ.

Minh Phụng


Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.