🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại

Ngày đăng 17:51 28/08/2019
Hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại

Vietstock - Hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại

Khi quyết định đánh thuế hàng Trung Quốc, giới lãnh đạo Mỹ tranh luận liệu có khôn ngoan khi kéo dài căng thẳng. Trung Quốc giờ đây cũng vậy.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2015. Ảnh: AFP.


Các bộ phận trong chính phủ Trung Quốc đang đưa ra các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ. Một số người muốn hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận để cứu nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, một nhóm "quan chức diều hâu" lập luận rằng Trung Quốc nên tiếp tục đối đầu với Mỹ và tránh nhượng bộ bằng mọi giá.

Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc dự kiến bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 13 vào tháng 9. Hai bên đã đưa ra những dấu hiệu không rõ ràng về điều họ hy vọng đạt được. Hôm 26/8, hai chính phủ dường như đều tìm cách giảm căng thẳng. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ thông qua các cuộc đàm phán bình tĩnh và kiên quyết phản đối leo thang căng thẳng". Trump nói với các phóng viên sau hội nghị G7 ở Pháp rằng ông đồng ý với quan điểm này.

Trump hôm 1/8 phá vỡ thỏa thuận đình chiến mà hai bên đạt được tại Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản hồi cuối tháng 6, bằng quyết định áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Một số mặt hàng sau đó được hoãn áp thuế cho đến ngày 15/12, tuy nhiên, nhiều người ở Trung Quốc coi quyết định đảo ngược này là "thất hứa".

Kể từ đó, quan hệ thương mại ngày càng xấu đi. Tuần trước, Trung Quốc áp thuế với 75 tỷ USD hàng Mỹ. Trump đáp trả bằng cách áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 1/10 và thuế 15% với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ ngày 1/9.

"Sau khi hai lãnh đạo đã đạt được 'lệnh ngừng bắn' ở Osaka, tình trạng thuế quan lẽ ra nên được giữ nguyên để hai bên có thể bắt đầu đàm phán nhằm đưa ra giải pháp tốt", He Weiwen, từng làm tùy viên thương mại tại một số lãnh sự quán Trung Quốc, nói. Các đòn thuế mới hiện giờ khiến ông thắc mắc liệu chính quyền Trump có muốn đàm phán nghiêm túc hay đơn giản là muốn câu giờ. "Có vẻ như Mỹ đang đóng lại cánh cửa đàm phán", ông nói. "Điều đó rất nguy hiểm".

Giới lãnh đạo Trung Quốc đang rất thất vọng về tình hình này, ngay cả tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nơi đã tích cực kêu gọi Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại.

Ruan Zongze, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết các động thái leo thang của Mỹ đã khiến nhiều quan chức Trung Quốc nghi ngờ liệu Mỹ có tôn trọng điều khoản nếu hai bên đạt được thỏa thuận thương mại hay không. "Nhiều người ở Trung Quốc nói 'nếu chúng ta đạt được thỏa thuận thì thỏa thuận rồi có thực sự hiệu quả hay không, nó sẽ duy trì được bao lâu?' Lòng tin đang dần biến mất", Ruan cho biết.

Một nhóm "quan chức diều hâu" Trung Quốc, trong đó có nhiều người ở lĩnh vực quân sự, cho rằng thỏa thuận thương mại là điều không cần thiết, trái ngược với quan điểm của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc.

"Trung Quốc đang có hai cuộc chiến trên một chiến trường với Mỹ - sự kết hợp giữa căng thẳng kinh tế và quân sự", đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu viết hồi tháng 5. "Trump trước tiên sẽ lấy tiền của Trung Quốc rồi sau đó lấy mạng chúng ta".

Dai Xu và những người ủng hộ quan điểm của ông đang kêu gọi Trung Quốc thực hiện "chiến tranh tiêu hao", tức là cuộc chiến kéo dài dai dẳng khiến đối phương suy yếu tới mức sụp đổ. Phe sở hữu lượng tài nguyên lớn hơn sẽ là phe chiến thắng. Ý tưởng này hấp dẫn với những người tin rằng hệ thống Đảng cùng sự kiểm soát của chính quyền với các đòn bẩy tài chính và tiền tệ quan trọng sẽ giúp họ đánh bại Mỹ trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng.

"Kết quả chung cuộc của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không được xác định bằng cách tính xem hai nước có bao nhiêu lợi thế so với đối phương, mà bằng khả năng chịu đòn. Anh có thể có nhiều lợi thế hơn nhưng khả năng chịu đòn của anh thấp hơn", Shen Yi, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, viết.

Tuy nhiên, một số người cho rằng Trung Quốc đã đánh giá quá cao tiềm lực của mình. "Giữa Trung Quốc và Mỹ, Mỹ vẫn là nước mạnh còn Trung Quốc là nước yếu. Do đó, Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn nếu quan hệ Mỹ - Trung tốt đẹp", Jin Canrong, phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói hồi tháng 7.

Jin dự đoán Mỹ - Trung sẽ đạt được thỏa thuận trước cuối tháng 11 vì áp lực từ thuế quan ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của đất nước. "Nếu chiến tranh thương mại diễn ra trong thời gian dài, khiến chuỗi cung ứng trung cấp và cao cấp rời khỏi Trung Quốc thì điều đó sẽ làm tổn hại lớn đến tiềm năng phát triển trong tương lai của Trung Quốc", ông nói.

Trung Quốc đã có những chỉ số kinh tế yếu trong mùa hè này. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng căng thẳng thương mại sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại vì nhiều công ty "án binh bất động", dừng các kế hoạch mở rộng quy mô do không chắc chắn về tương lai.

Các nhà kinh tế ôn hòa ở Trung Quốc hy vọng rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách thông qua các cải cách thị trường, nhằm mở rộng quy tắc về đầu tư nước ngoài và mở cửa hệ thống tài chính của Trung Quốc với nước ngoài.

"Chính sách của đảng và quan điểm chung ở Trung Quốc là Bắc Kinh nên cởi mở hơn", Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cơ quan tư vấn cho chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh, nói.

Wang nói rằng hai nước nên nhanh chóng đạt được thỏa thuận thương mại để Trung Quốc có thể tập trung vào các chính sách như thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước. "Không thể cứ phải cố gắng đạt được một thỏa thuận hoàn hảo", Wang nói.

Phương Vũ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.