Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

Ngày đăng 04:19 28/08/2020
Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

Vietstock - Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài

Tối ngày 27/08 (giờ Việt Nam), Fed nhất trí thông qua chiến lược mới, trong đó sẽ gạt bỏ một thông lệ mà cơ quan này đã thực hiện trong hơn 30 năm qua: Đó là nâng lãi suất trước để ngăn lạm phát tăng cao hơn.

Chủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ về những cập nhật chiến lược trong một bài phát biểu tại cuộc họp ngày 27/08, lần đại tu khuôn khổ chính sách tham vọng nhất kể từ khi khuôn khổ lần đầu tiên được chấp thuận vào năm 2012. Hệ quả của chiến lược này là có thể còn rất lâu trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc nâng lãi suất trở lại.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Ông Powell cho biết sự thay đổi này phản ánh bài học mà các quan chức đã rút ra trong những năm gần đây, rằng lạm phát không hề tăng như dự kiến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp lịch sử.

“Chúng phản ánh quan điểm rằng có thể duy trì một thị trường việc làm mạnh mẽ mà không gây ra sự bùng nổ về lạm phát”, ông Powell nói.

Fed đã đi theo định hướng này trong 18 tháng qua – một quan điểm đã được nói rõ vào đầu năm 2019 khi các quan chức đột ngột bãi bỏ kế hoạch tiếp tục nâng lãi suất. Ông Powell khởi đầu việc đánh giá chiến lược thiết lập chính sách vào cuối năm 2018, do bị thôi thúc bởi suy nghĩ rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ đối mặt với khó khăn to lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng vì lãi suất đã ở mức thấp.

Cuộc suy thoái vì đại dịch Covid-19 đã phơi bày rõ những thách thức này. Fed đã phải giảm lãi suất 2 lần trong tháng 3/2020, từ phạm vi 1.5-1.75% xuống gần 0%, đồng thời còn mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ để ổn định thị trường. Nhiều

Khép lại đợt đánh giá chiến lược kéo dài cả năm qua, Fed chính thức thông qua việc thay đổi các mục tiêu dài hạn và chiến lược chính sách tiền tệ. Ông Powell đã nhận được “cái gật đầu” từ tất cả 17 quan chức của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC).

Trong nhiều năm qua, Fed biện hộ cho kế hoạch dần dần rút lại gói kích thích bằng lời cảnh báo rằng việc để gói kích thích trong thời gian quá dài có thể khiến áp lực giá tăng vọt, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Theo tuyên bố mới vào ngày 27/08, Fed báo hiệu sẽ không nâng lãi suất chỉ vì dự báo lạm phát sẽ tăng, thay vào đó, họ sẽ chờ cho đến khi có bằng chứng cho thấy lạm phát đã ở mục tiêu 2%.

Fed tin rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng hành xử cứ như thể lạm phát sẽ được san phẳng qua thời gian mặc cho những đợt thăng giáng trong ngắn hạn. Các quan chức Fed muốn lạm phát ở mức 2% vì họ xem đây là mức đi kèm với tăng trưởng lành mạnh.

Cơ quan này đưa ra sự thay đổi quan trọng về lạm phát mục tiêu: Đó là nếu lạm phát ở dưới ngưỡng 2% trong những đợt kinh tế suy yếu, họ sẽ để lạm phát tăng hơn 2% khi nền kinh tế khỏe mạnh, miễn sao khi tính bình quân, lạm phát của 1 giai đoạn sẽ là 2%.

“Ủy ban muốn đặt mục tiêu lạm phát bình quân trong 1 giai đoạn là 2%. Do đó, các quan chức cho rằng sau giai đoạn lạm phát liên tục ở dưới mức 2%, chính sách tiền tệ hợp lý có thể sẽ nhắm tới việc đẩy lạm phát cao hơn 2% trong một khoảng thời gian”, trích từ tuyên bố của Fed.

Ông Powell cho biết Fed “không bó chặt với một công thức toán học định nghĩa từ ‘trung bình’ một cách cụ thể” và ông mô tả sự thay đổi này là “một dạng linh hoạt của việc đặt mục tiêu lạm phát trung bình (Average inflation)”.

Khi Fed chính thức áp dụng mục tiêu lạm phát 2% trong năm 2012, lãi suất ngắn hạn được giữ gần mức 0% như hiện nay. Thế nhưng, các quan chức Fed, chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư phần lớn kỳ vọng lãi suất này sẽ trở về ngưỡng bình thường khoảng 4% một khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Thậm chí trước khi đại dịch ập đến, mức lãi suất của Fed vẫn dưới mức 4% rất nhiều vì những lý do như cơ cấu dân số, toàn cầu hóa, công nghệ và các lực lượng đã kìm hãm lạm phát.

Trong khi đó, Fed mô tả mục tiêu 2% trong những năm gần đây là “đối xứng”

Vấn đề ở đây là ngoại trừ một giai đoạn ngắn trong năm 2018, lạm phát đã ở dưới mức mục tiêu và chưa bao giờ ở trên ngưỡng này. Mặc dù mức chênh lệch tương đối thấp, nhưng ông Powell cho biết chúng vẫn đang lo ngại vì việc không thể đạt mục tiêu có thể dẫn tới những đợt giảm về kỳ vọng lạm phát tương lai của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

“Việc lạm phát liên tục dưới mục tiêu 2% khiến chúng tôi lo ngại”, ông Powell nói trong ngày 27/08. Vị Chủ tịch nói thêm Fed cần tránh “một chu kỳ bất lợi mà trong đó lạm phát và kỳ vọng lạm phát ngày càng giảm”.

Chu kỳ này cực kỳ đáng ngại vì lạm phát kỳ vọng phản ánh trực tiếp vào mức lãi suất chung, ông nói. Lạm phát thấp hơn khiến các ngân hàng trung ương bị mắc kẹt với mức lãi suất thấp và khó có thể sử dụng công cụ lãi suất để ngăn chặn suy thoái.

“Chúng tôi chứng kiến diễn biến bất lợi này xảy ra ở các nền kinh tế khác trên thế giới và biết rằng một khi diễn biến này xuất hiện thì rất khó để vượt qua”, ông Powell nhận định. “Chúng tôi muốn làm những gì có thể để ngăn chặn diễn biến này xảy ra tại nước Mỹ”.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.