Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô

Ngày đăng 20:24 22/09/2022
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô

Vietstock - Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trước việc tăng lãi suất của Mỹ, các nước châu Âu và các nước khác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trước việc các nước tăng lãi suất - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều nước đã thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng, hạ lãi suất, đưa tiền mặt ra hỗ trợ người dân. Điều đó dẫn đến hệ lụy lạm phát tăng cao.

Để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, các nước phải sử dụng công cụ lãi suất, thông qua tăng lãi suất để hút tiền về; đồng thời thu hẹp các chính sách tiền tệ, tài khóa.

Ngày 21/9 (giờ Mỹ), Mỹ vừa tăng lãi suất 0.75% (sau 2 lần tăng liên tiếp 0.75% trước đó) đưa lãi suất điều hành lên mức 3-3.25%. Nhiều quốc gia, đối tác lớn của ta đều tăng lãi suất (trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (EU) cũng đã tăng lãi suất 0.75%)…

Việc tăng lãi suất và thu hẹp các chính sách tiền tệ, tài khóa lại có nhiều tác động tiêu cực, dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, nguy cơ suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng. Đồng USD tăng giá dẫn đến sự giảm giá của các đồng tiền chủ chốt khác và tiềm ẩn rủi ro tiền tệ, tỉ giá ở nhiều quốc gia, khu vực.

Chỉ số đồng USD tăng mạnh nhất trong 38 năm qua: Tăng 19% so với cùng kỳ và 15% so với cuối năm 2021; nhiều đồng tiền phá giá ở mức báo động: đồng Euro giảm 11.8%, Bảng Anh giảm 15.5%, Yên Nhật giảm 24.3%, Nhân dân tệ giảm 10.2%...

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc các nước tăng lãi suất ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác về nợ công, xuất khẩu và tỷ lệ thất nghiệp.

Nền kinh tế Việt Nam có quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu và cạnh tranh có hạn. Do đó, một biến động nhỏ trên thế giới cũng có tác động lớn tới tình hình trong nước.

Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, Liên minh châu Âu... có xu hướng bị thu hẹp. Phản ứng chính sách của những ngân hàng trung ương lớn cũng tác động tới tỷ giá, lãi suất, tín dụng, giá trị đồng tiền của Việt Nam. 

Vì thế Công tác chỉ đạo điều hành vĩ mô nói riêng và phát triển KTXH nói chung sẽ ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với các chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cần phải xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ trên nhiều phương diện (cả tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong).

Thủ tướng nhấn mạnh, Chúng ta không mất bình tĩnh, hoang mang, dao động. Không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Phải chủ động nắm tình hình, bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh để tỉnh táo xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, phù hợp, hiệu quả trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Càng áp lực cao, càng khó khăn thì càng phải nỗ lực, cố gắng, "biến nguy thành cơ"; xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên hợp lý, linh hoạt, hiệu quả.

Về định hướng chính sách vĩ mô Thủ tướng yêu cầu:

NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu đề ra. Lựa chọn phân bổ vốn tín dụng hợp lý, hiệu quả, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Nghiên cứu tăng lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp, hiệu quả vào thời điểm thích hợp; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh và giảm thủ tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2%; tăng cường thông tin, truyền thông để nhân dân hiểu, tin tưởng, chia sẻ và ủng hộ các chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tiền tệ, tín dụng.

Bộ Tài chính chủ trì tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất giảm thuế, phí, lệ phí theo thẩm quyền và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách Nhà nước; phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao. Tập trung đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu về lúa gạo, trái cây, thủy sản với tinh thần làm đủ ăn và có xuất khẩu với chất lượng, hiệu quả cao.

Bộ Công Thương chủ trì thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ; bảo đảm tuyệt đối an ninh nguồn cung và kiểm soát tốt giá năng lượng (điện, xăng dầu). Tinh thần là phải bảo đảm xuất đủ nhập và có thặng dư thương mại bền vững; thúc đẩy cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo đảm đủ lao động, không để thiếu hụt lao động làm gián đoạn sản xuất kinh doanh; thúc đẩy mạnh mẽ đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao. Tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định FTA và hội nhập; tăng cường ngoại giao kinh tế, tạo thế đan xen lợi ích.

Bộ Xây dựng rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; có giải pháp phát triển thị trường BĐS lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí nắm chắc tình hình để thông tin tuyên truyền khách quan, trung thực, chính xác, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tiếp tục chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương.

Thúc đẩy cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thể chế, pháp luật; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.