Eliezer Rabinovici, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN) cho biết: “Các nhà khoa học Trung Quốc có thể chế tạo cỗ máy này. Họ có rất nhiều nhân tài”. Một trong những nhà vật lý hàng đầu của Israel đã tham gia vào cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có chế tạo được máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới hay không. Và ông nhận định rằng bản thân tin Trung Quốc có khả năng tạo nên kỳ tích đó.
Eliezer Rabinovici, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN) cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng 4 rằng: “Các nhà khoa học Trung Quốc có thể chế tạo cỗ máy này”.
Trước đây, vào năm 2008, lần đầu tiên các nhà khoa học đã bật công tắc trên Máy Gia tốc Hạt Lớn (Large Hadron Collider, LHC (HN:LHC)) tại phòng thí nghiệm của CERN và bắt đầu hành trình mà nhiều người gọi là thí nghiệm khoa học lớn nhất trong lịch sử.
Được biết, cỗ máy trị giá 8 tỷ USD LHC là máy gia tốc hạt lớn nhất trên thế giới, được tạo thành từ các nam châm siêu dẫn cho phép các kỹ sư và nhà vật lý nghiên cứu các hạt hạ nguyên tử, gồm proton, electron, quark và photon. LHC có thể tạo ra 600 triệu va chạm mỗi giây. Nó được chứa trong một đường hầm có chu vi 27km, ở độ sâu 175m so với mặt đất, tại một khu vực gần Geneva, Thụy Sĩ.
Nhưng nếu thành công, máy gia tốc positron electron hình tròn (CEPC) của Trung Quốc sẽ khiến LHC trở nên “nhỏ bé”. Bởi bằng cách tăng tốc electron và phản hạt của chúng là positron trong một đường hầm dưới lòng đất dài 100km tới mức năng lượng cực cao và để chúng đâm vào nhau, CEPC sẽ tạo ra hàng triệu hạt boson Higgs, cho phép các nhà khoa học có được những phát hiện mới ngoài Mô hình chuẩn (Standard Model), giả thuyết tốt nhất hiện nay để mô tả các khối xây dựng cơ bản của vũ trụ. Theo đó, CEPC dự kiến trị giá 5 tỷ USD (gần 127 nghìn tỷ đồng).
Nếu thành công, máy gia tốc positron electron hình tròn (CEPC) của Trung Quốc sẽ khiến LHC - máy gia tốc hạt lớn nhất trên thế giới - trở nên “nhỏ bé” |
Điều ông nhận thấy trong chuyến đi là các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực rất nhiều để giải quyết một số thách thức khó khăn nhất của CEPC, chẳng hạn như bảo tồn năng lượng. Ông nói: “Cách tiếp cận các thách thức của họ không khác nhiều so với CERN, vì vậy tôi tin tưởng rằng các nhà khoa học Trung Quốc có thể làm được điều đó”.
Nhà vật lý tại một trường Đại học hàng đầu Trung Quốc - người từ chối nêu tên - khẳng định Trung Quốc có đủ tiềm lực tài chính để xúc tiến một dự án lớn như vậy.
Còn về hành trình tương lai, Wang Yifang, Giám đốc Viện Vật lý năng lượng cao ở Bắc Kinh nói rằng cỗ máy này sẽ mất khoảng 10 năm xây dựng và sẽ bắt đầu tiến hành sau 3 năm nữa. Đặc biệt báo cáo thiết kế kỹ thuật của CEPC có sự tham gia của 1.000 nhà khoa học đến từ 24 quốc gia và mất 5 năm để biên soạn. Nó đã thông qua đánh giá quốc tế và nhận được nhiều phản hồi từ cộng đồng Vật lý khi công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Wang thừa nhận 5 tỷ USD không phải chi phí rẻ. Tuy nhiên, nếu CEPC có thể hỗ trợ nghiên cứu cho hàng nghìn nhà khoa học trong những thập kỷ tới, chi phí trung bình sẽ không cao. Theo một báo cáo, các nhà chức trách đang cân nhắc nguồn kinh phí, dự kiến có sự đóng góp từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và đối tác quốc tế.
Được biết, dự án tham vọng này có thể sẽ giúp Trung Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới và tiên phong trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao.
Ý tưởng xây dựng CEPC lần đầu được ông Wang và cộng sự đề xuất năm 2012 sau khi boson Higgs hay còn gọi là "Hạt của Chúa", loại hạt mang lại khối lượng cho hầu hết mọi hạt khác, được phát hiện bằng Máy gia tốc hạt Lớn (LHC) của châu Âu.
>> Một công ty bị cáo buộc ‘rút ruột’ công trình làm trụ móng đường sắt bị ‘ăn bớt’, hệ thống giao thông trọng điểm không còn an toàn?