🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Dấu hiệu cha đẻ Bitcoin vừa 'xả hàng', thị trường sắp dậy sóng

Ngày đăng 17:44 01/03/2021
Dấu hiệu cha đẻ Bitcoin vừa 'xả hàng', thị trường sắp dậy sóng
BTC/USD
-
BTC/USD
-

Vietstock - Dấu hiệu cha đẻ Bitcoin vừa 'xả hàng', thị trường sắp dậy sóng

Số Bitcoin vừa được chuyển đi đã tồn tại từ năm 2010, nó có thể của Satoshi Nakamoto, hoặc một trong những người đầu tiên sở hữu Bitcoin.

* Thị trường tiền ảo sẽ ra sao nếu cha đẻ bí ẩn của Bitcoin lộ diện?

Trên thị trường tiền mã hóa, mọi giao dịch đều được ghi lại trên sổ cái của chuỗi khối (blockchain). Do vậy, khi có một giao dịch bất thường về số lượng, các nhà quan sát có thể dễ dàng nhận ra.

Antoine Le Calvez, kỹ sư dữ liệu của Coin Metrics mới đây chia sẻ tấm hình cho thấy 2 giao dịch Bitcoin bất thường. Trên trang Twitter của mình, Le Calvez cho thấy các giao dịch này đã chuyển 100 Bitcoin được khởi tạo từ tháng 6/2010, chỉ ít tháng sau khi cha đẻ Bitcoin "đào" khối đầu tiên.

Lượng 100 Bitcoin được chuyển từ 2 tài khoản ví, tạo ra vào tháng 6/2010. Ảnh: Antoine Le Calvez.

Theo Coin Telegraph, ví được dùng để chuyển Bitcoin không có hoạt động gì kể từ khi nhận 50 BTC từ Coinbase vào năm 2010, sau đó có thêm 2 giao dịch nhỏ. Giá trị lượng 100 Bitcoin vào ngày 25/2 vào khoảng 5 triệu USD, gấp hơn 600.000 lần so với thời điểm nó được đào vào tháng 6/2010.

Lượng Bitcoin này của ai?

Mỗi khi có một lượng Bitcoin "cổ" được giao dịch, cộng đồng tiền mã hóa luôn xôn xao thắc mắc liệu đây có phải là những đồng tiền của nhà sáng lập Satoshi Nakamoto. Trong trường hợp này, lượng Bitcoin vừa được chuyển đã được đào trước tháng 6/2010, tức là thời kỳ mà người dùng vẫn còn có thể đào Bitcoin bằng vi xử lý trung tâm của máy tính (CPU).

Kể từ năm 2010, việc đào Bitcoin đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng, khi độ khó ngày càng cao. Cuối năm 2010, GPU dần được tận dụng phổ biến hơn để thay thế CPU, rồi sau đó là vi xử lý FPGA. Từ năm 2013, làn sóng các máy đào dùng vi xử lý ASIC đã khiến GPU cũng trở thành lỗi thời. Card đồ họa sau đó được dùng để đào các loại tiền mã hóa nổi tiếng sau như ETH.

Tuy nhiên, số Bitcoin vừa chuyển đi cũng có khả năng không thuộc về Satoshi Nakamoto. Nó có thể thuộc về chính cha đẻ Bitcoin, hoặc bất kỳ ai tham gia đào bitcoin thuở "sơ khai" và vừa nhớ ra password để đăng nhập vào ví Bitcoin.

"Hình mẫu Patoshi" cho thấy năng lực tính toán của một cỗ máy đào duy nhất, được cho là của Satoshi Nakamoto, trong khoảng 1 năm đầu của Bitcoin. Ảnh: Sergio Demian Lerner.

Trong thực tế, những cỗ máy đào sẽ tính toán để giải mã một giao dịch bằng Bitcoin đã thực hiện trước đó, và lưu vĩnh viễn thông tin giao dịch đó vào khối, tạo thành chuỗi khối (blockchain).

Do đặc tính ẩn danh của ví Bitcoin, người ta chỉ có thể xác định lượng Bitcoin có thuộc về Satoshi Nakamoto hay không nhờ các dấu hiệu. Ngày 9/1/2009, Nakamoto phát hành phần mềm Bitcoin phiên bản 0.1 trên SourceForge và khởi chạy mạng lưới bằng cách đào khối gốc Bitcoin (khối số 0). Phần thưởng cho cha đẻ đồng tiền là 50 BTC.

Năm 2013, nhà nghiên cứu tiền mã hóa Sergio Demian Lerner đề xuất một lý thuyết có tên "hình mẫu Patoshi". Trong đó, Lerner phân tích hàng chục nghìn khối được đào từ tháng 1/2009-1/2010, và phát hiện một cỗ máy duy nhất đã đào lượng lớn Bitcoin trong thời kỳ này. Lerner gọi đây là "hình mẫu Patoshi", và cho rằng máy đào đó chính là của nhà sáng lập bí ẩn Satoshi Nakamoto.

Từ đó, các giao dịch đều sẽ được phân tích để xem liệu chúng có xuất phát từ những khối nằm trong "hình mẫu Patoshi" hay không. Nếu không phải, nhiều khả năng chúng không nằm trong ví Bitcoin mà Satoshi Nakamoto sở hữu.

Bằng cách phân tích hình mẫu Patoshi, các chuyên gia tiền mã hóa có thể nhận ra những đồng Bitcoin được tạo ra sớm có thuộc về nhà sáng lập Satoshi Nakamoto hay không. Ảnh: NSC.

Năm 2020, lượng 50 Bitcoin đào từ tháng 2/2009 cũng được chuyển sang một ví mới. Nhiều người cho rằng đây có thể là số Bitcoin của Satoshi, bởi chúng được đào ở thời sơ khai của đồng tiền mã hóa. Tuy nhiên, sử dụng phân tích hình mẫu Patoshi, các nhà nghiên cứu chỉ ra đây chỉ là một người tham gia Bitcoin thời kỳ đầu.

Satoshi Nakamoto có bao nhiêu Bitcoin?

Nếu tài khoản trên đúng của Satoshi Nakamoto và "cha đẻ" Bitcoin tiếp tục bán ồ ạt số lượng lớn, thị trường được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ. Khi đó, giá Bitcoin sẽ được coi là kịch trần và bong bóng Bitcoin có thể vỡ.

Dựa trên phân tích năm 2013, nhà nghiên cứu Sergio Lerner cho rằng Satoshi Nakamoto đã đào khoảng 22.000 khối vào thời kỳ đầu của chuỗi khối Bitcoin.

Với mỗi khối hoàn thành, người tính toán giá trị đúng đầu tiên sẽ được thưởng một lượng Bitcoin nhất định. Con số này vào thời kỳ đầu là 50 Bitcoin/khối, và giảm dần sau mỗi 210.000 khối, quy tắc được gọi là Bitcoin halving. Như vậy, 22.000 khối mà Satoshi đào ban đầu sẽ được thưởng khoảng 1,1 triệu Bitcoin, tương ứng khoảng gần 48 tỷ USD.

Dù tương đương số tiền rất lớn, hầu hết giới phân tích tiền mã hóa đều tin rằng Satoshi chưa từng bán lượng Bitcoin mình sở hữu, dựa trên những phân tích như hình mẫu Patoshi. Một số thậm chí cho rằng người tạo ra Bitcoin chưa chắc đã nhớ khóa riêng tư để truy cập ví của mình.

Chưa ai biết chắc danh tính thật của người tạo ra Bitcoin. Ảnh: Reuters.

Satoshi Nakamoto - cha đẻ của Bitcoin đến nay vẫn là một ẩn số. Thậm chí, người ta vẫn chưa thể biết danh tính này là của một người hay nhóm tổ chức đã tạo ra đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất hiện nay. Từng có nhiều giả thuyết về việc ai là Satoshi, nhưng đều không thể kiểm chứng. Những người tự khẳng định mình là Satoshi cũng không thể làm điều duy nhất để chứng minh: đưa ra khóa riêng tư và truy cập vào ví chứa 1,1 triệu Bitcoin.

Decrypt cho rằng người, hoặc nhóm người đứng sau cái tên Satoshi giờ đây có muốn cũng không thể bán Bitcoin đi, bởi làm thế có thể khiến họ lộ phần nào thân phận.

Trong bản cáo bạch nộp lên SEC, sàn giao dịch Coinbase cho rằng “việc nhận dạng Satoshi Nakamoto, bút danh của cá nhân hoặc những người phát minh ra Bitcoin, hoặc luân chuyển Bitcoin của Satoshi” có khả năng tác động tiêu cực tới giá trị của Bitcoin. Bằng cách duy trì ẩn danh, Nakamoto có thể tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

Bên cạnh đó, Coinbase cũng liệt kê hàng loạt yếu tố rủi ro khác ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty như bị tấn công mạng, sự kiểm soát mạnh tay của cơ quan quản lý hay sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào tiền điện tử.

Theo thống kê của Crypto.org trong tháng 2, hơn 100 triệu người trên thế giới hiện nay đang sử dụng tiền điện tử. Đối với Coinbase, công ty này đang là nền tảng giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Mỹ với 20 triệu người dùng, hiện được định giá lên đến 100 tỷ USD.

Nhật Minh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.