Steve Jobs và Steve Wozniak được coi là gương mặt đại diện cho sự thành công của Apple, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của một nhân vật ít được biết đến: Mike Markkula. Bên cạnh những đóng góp của Steve Jobs hay Steve Wozniak, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Mike Markkula trong việc đưa Apple Inc (NASDAQ:AAPL). trở thành cái tên thống trị thế giới công nghệ trong nhiều thập kỷ.
Khởi đầu với tư cách là một trong những nhà đầu tư sớm nhất của Táo khuyết, ông dần leo lên vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị. Hành trình của Markkula tại Apple cho thấy tầm nhìn của ông vào tiềm năng của máy tính cá nhân.
Vị CEO sinh năm 1942 tại Los Angeles sở hữu nền tảng vững chắc trong lĩnh vực công nghệ. Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sỹ về kỹ thuật điện tại Đại học Nam California. Trước khi gia nhập Apple, Markkula từng làm việc cho Intel (NASDAQ:INTC) và trở thành triệu phú năm 30 tuổi khi công ty IPO.
Mike Markkula (phải) đã rót 250.000 USD vào Apple để lấy 30% cổ phần công ty. |
Khoản đầu tư 250,000 USD này cùng với các khoản vay và vốn cổ phần, đã giúp Markkula trở thành CEO thứ hai, đồng thời sở hữu 1/3 cổ phần của một công ty mới thành lập. Tính đến năm 2023, 1/3 cổ phần của Apple có giá trị khoảng 900 tỷ USD.
Dù lớn tuổi hơn cả Wozniak và Jobs, nhưng góc nhìn chín chắn và năng lực kỹ thuật của Markkula rất có giá trị đối với những đổi mới ban đầu của Apple. Ông đã viết một số chương trình cho phần cứng và phần mềm thử nghiệm bản beta và Apple II, củng cố thêm tầm quan trọng của ông tại công ty.
Ngoài ra, chuyên môn kinh doanh của Markkula đã thổi luồng gió mới vào hoạt động của Apple. Ông đã sắp xếp các thỏa thuận tín dụng và bảo đảm các khoản đầu tư vốn mạo hiểm quan trọng, thúc đẩy công ty ngày càng phát triển.
Tầm ảnh hưởng của Markkula
Tầm nhìn của Markkula về việc tạo ra một công ty nằm trong danh sách Fortune 500 bắt đầu hình thành với việc bổ nhiệm Michael Scott làm chủ tịch và giám đốc điều hành đầu tiên của Apple.
Ông tin rằng Táo khuyết sẽ đạt được mục tiêu này trong vòng 5 năm, và trên thực tế, vào tháng 5 năm 1983, Apple xuất hiện lần đầu trong danh sách Fortune 500 ở vị trí thứ 411, trở thành công ty phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Doanh số bán hàng của Apple đã tăng vọt, với doanh thu tăng từ 773,000 USD năm 1977 lên 117 triệu USD năm 1980. Kết quả là khoản đầu tư vốn cổ phần của Markkula đã tạo ra mức lãi 220,552%, đẩy giá cổ phiếu của ông lên con số 203 triệu USD.
Markkula giữ vị trí Giám đốc điều hành từ 1981-1883 và sau đó là chủ tịch hội đồng quản trị của Apple từ 1985-1997. Ông là người có công trong việc chèo lái công ty vượt qua những thời điểm thử thách và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kế hoạch Macintosh (máy tính Mac), bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Steve Jobs. Sự ủng hộ kiên định của Markkula cũng như CEO John Sculley dành cho Mac cuối cùng đã dẫn đến việc Jobs rời Apple vào năm 1985.
Năm 1996, Markkula đã bán 500,000 cổ phiếu của mình tại Apple, tương đương với 14% cổ phần của công ty. Tuy nhiên, ông vẫn giữ lại 3,1 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn nhất tại thời điểm đó. Nguyên nhân Markkula bán cổ phiếu được cho là vì “lý do cá nhân”, hiện vẫn không có thêm thông tin chi tiết nào được đưa ra. Đến nay, cổ đông lớn nhất của Apple là chủ tịch Hội đồng quản trị Art Levinson, sở hữu 1,14 triệu cổ phần.
Markkula ở lại Apple cho đến năm 1997. Khi Jobs quay lại, ông cũng rời đi. Sau đó, ông tham gia đầu tư vào một số startup nhỏ khác và quyên góp tiền cho trung tâm nghiên cứu ứng dụng Markkula thuộc đại học Santa Clara.
Ông vẫn đánh giá cao sự quay lại của Jobs với tư cách CEO của Apple và dù đã rời khỏi, nhưng tầm nhìn của Markkula, đặc biệt là trong lĩnh vực máy tính cá nhân, đã được chứng minh là chính xác.