🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Apple mở 2 cửa hàng ở Ấn Độ, tại sao dân tình vẫn đổ xô đến chợ mua iPhone cũ?

Ngày đăng 14:46 19/06/2023
Apple mở 2 cửa hàng ở Ấn Độ, tại sao dân tình vẫn đổ xô đến chợ mua iPhone cũ?
AAPL
-

Thị trường iPhone cũ là trở ngại lớn đối với tiềm năng tăng trưởng doanh thu của Apple (NASDAQ:AAPL) tại quốc gia tỷ dân này.

CEO Tim Cook tham dự khai trương Apple Store tại thủ đô New Delhi.
Trong những chiến lược chuyển dịch khỏi Trung Quốc, Apple hồi tháng 4 năm nay đã mở 2 cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Ấn Độ, lần lượt tại Mumbai và New Delhi, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong chính sách phát triển thị trường của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Chợ Gaffar cách Apple Store ở New Delhi khoảng một giờ di chuyển là một trong những trung tâm bán iPhone cũ lớn nhất tại thủ đô, với hàng chục cửa hàng trưng bày iPhone đã qua sử dụng.

Một chiếc iPhone mới có thể có giá hơn 70.000 rupee (khoảng 850 USD). Trong khi tính đến năm 2021, mức lương trung bình hàng tháng ở đây chỉ khoảng 31.900 rupee (428 USD).

iPhone vẫn là một mặt hàng xa xỉ

Do đó, tại một thành phố mà điện thoại có giá còn hơn một tháng lương, Gaffar đưa ra một sự thật trần trụi rằng iPhone vẫn là mặt hàng xa xỉ đối với hầu hết cư dân ở New Delihi.

Cửa hàng sang trọng của Apple ở Delhi cho đến nay dường như không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh ở Gaffar. Các chủ cửa hàng tại đây cho biết, Apple đơn giản là không thể cạnh tranh với họ về giá.

“Họ chỉ đến thị trường này vì biết rằng những chiếc điện thoại mới ra mắt sẽ lập tức được bán trong vòng 10 đến 15 ngày”, Vijay, một chủ cửa hàng ở Chợ Gaffar nói về sự xuất hiện của Apple tại Ấn Độ. “Tuy nhiên, chúng tôi cung cấp cho người dân cùng một chiếc điện thoại, trong tình trạng hoàn toàn mới với mức giá hấp dẫn hơn nhiều so với mua chính hãng”.

Trở ngại từ chính sách thương mại

Apple thường bán iPhone tân trang thông qua các kênh bán lẻ của riêng mình tại các quốc gia khác, nhưng chính sách thương mại của Ấn Độ lại gây khó khăn đặc biệt cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Kể từ năm 2012, chính phủ nước này gần như đã chặn nhập khẩu iPhone đã qua sử dụng do lo ngại về rác thải điện tử. Apple đã nhiều lần thúc đẩy việc bác bỏ chính sách trong những năm sau đó, nhưng Ấn Độ vẫn giữ vững lập trường.

Từ đó, iPhone cũ không được nhập khẩu vào quốc gia này và có rất ít mẫu mới được bán, dẫn đến việc số lượng điện thoại được tân trang tại đây rất hạn chế. Và nguồn cung ít ỏi đó hầu như được các nhà buôn tại Gaffar kiểm soát.

“Ấn Độ là thị trường quan trọng đối với iPhone đã qua sử dụng, nhưng hơn cả Apple, các nhà bán lẻ bên thứ ba mới là những người đang kiếm tiền từ việc bán iPhone đã qua sử dụng”, theo Tarun Pathak, nhà phân tích tại Counterpoint Research.

Chợ Gaffar cũng cho phép mọi người bán trực tiếp điện thoại cũ của mình cho chủ cửa hàng, bỏ qua những rắc rối trong việc tự tìm kiếm người mua. Khách hàng cũng có thể lựa chọn giữa hàng trăm cửa hàng để nhận được giao dịch tốt nhất.

“Đi đến bất kỳ khu chợ nào trên khắp Delhi, bảng giá cho mọi sản phẩm đều đến từ Gaffar. Nhiều khi, ngay cả những chiếc điện thoại còn thời hạn bảo hành cũng có mặt ở đây”, chủ cửa hàng Sukhbir Singh cho biết.

Với những người bán tại chợ Gaffar, phụ thuộc vào tiền mặt là hạn chế duy nhất đối với họ.

“Ngay cả trong thị trường bán điện thoại cũ, khách hàng cũng thường hỏi liệu có thể trả góp được hay không. Chúng tôi sẽ thua lỗ nếu làm như vậy. Về vấn đề đó, các cửa hàng iPhone đang đi trước. Đây là trận chiến duy nhất chúng tôi đang chiến đấu với họ”, chủ cửa hàng Sukhbir Singh cho biết thêm.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.