💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Toát mồ hôi tìm mặt bằng sản xuất

Ngày đăng 21:21 23/04/2019
Toát mồ hôi tìm mặt bằng sản xuất

Vietstock - Toát mồ hôi tìm mặt bằng sản xuất

"Khát" đất làm nhà xưởng kéo dài, nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển đầu tư về tỉnh.

Bên cạnh hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từ nhiều năm nay, TP HCM có chính sách hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp (DN) lĩnh vực sản xuất. Thế nhưng đến nay, chính sách vẫn còn nằm trên giấy.

Qua bao năm, vẫn... chờ!

Sắp đến thời hạn trả mặt bằng tại quận Bình Tân, anh Tạ Chấn Hào, chủ một DN sản xuất đồ nhựa, tất bật chạy tìm mặt bằng để dời nhà xưởng. "Tôi dự định mua một miếng đất khoảng 2.000 m2 để làm nhà xưởng nhưng cả năm nay tìm không ra, chỗ ưng ý thì giá quá cao hoặc là đất nông nghiệp, không chuyển đổi mục đích sử dụng được; chỗ được giá thì không phù hợp nhu cầu. Kế hoạch mua đất xây nhà xưởng coi như phá sản; từ đầu tháng tới nay, tôi ngược xuôi tìm chỗ mới để thuê nhưng khó quá" - anh Hào lo lắng.

Không tìm được mặt bằng ở các KCX-KCN TP HCM, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đầu tư về các tỉnh lân cận TP HCM. Trong ảnh: Một nhà máy sản xuất tại huyện Củ Chi, TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, nhiều lần phản ánh tình trạng DN "khát" mặt bằng sản xuất, phải "chạy" về các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương hoặc bám trụ tại các khu dân cư và kiến nghị lãnh đạo TP hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho DN. Cách đây 5-6 năm, Hiệp hội DN TP HCM từng kiến nghị UBND TP HCM giao cho hiệp hội một khu đất khoảng 200 ha để quy hoạch làm công nghiệp phụ trợ, tập trung các DN công nghiệp phụ trợ 5 lĩnh vực ưu tiên gồm cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ôtô, dệt may, da giày. UBND TP HCM cũng đã thống nhất là phải có khu riêng cho DN nhỏ và vừa. Mặc dù vậy, đến nay, các DN vẫn đang… chờ.

Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội DN Cơ khí - Điện TP HCM, nhiều DN muốn mở rộng quy mô, tập trung về một cụm để tiện hỗ trợ kết nối nhau nhưng chưa làm được. "Một số DN cơ khí đã đăng ký khoảng 10 ha đất tại KCN Hòa Phú (huyện Củ Chi) giai đoạn 2 nhưng dự án này còn đang đền bù giải tỏa" - ông Tống nói thêm. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, cho hay phần lớn DN nhỏ và vừa ngành này chọn giải pháp đầu tư củng cố máy móc, thiết bị, con người để tăng năng suất thay cho phương án mở rộng quy mô.

KCX-KCN sắp hết đất "sạch"

Tình trạng khan hiếm đất cũng diễn ra tại các KCX-KCN. Website của Ban Quản lý KCX-KCN TP HCM (Hepza) công bố thông tin đến 11 KCX-KCN trên địa bàn có "diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê" là 0 ha. Bảy khu còn lại thì diện tích đất sẵn sàng cho thuê rất ít, chỉ vài chục hecta mỗi khu. Ông Trần Việt Hà, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Hepza, cho biết từ đầu năm đến nay, rất nhiều DN trong lẫn ngoài nước có nhu cầu thuê đất nhưng tỉ lệ được tiếp nhận rất ít. "Đất tại các KCX-KCN vẫn còn nhưng đất đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thì ít do vướng đền bù giải tỏa hoặc vấn đề pháp lý. Chẳng hạn, dự án KCN Lê Minh Xuân 2 ở huyện Bình Chánh rộng hơn 300 ha đã hình thành nhưng TP chưa giao đất. Cũng có nơi đã được giao đất nhưng chưa xác định được giá cho thuê. Nhiều DN làm thủ tục xin gia hạn thuê đất từ năm 2018 nhưng đến giờ vẫn chưa xong do các bên chưa xác định được giá cho thuê đất tính một lần là bao nhiêu" - ông Hà nêu thực tế. Cũng theo ông Hà, đất làm công nghiệp không thể tính theo giá đất cho thuê bất động sản vì nếu giá quá cao, DN không thuê nổi sẽ dịch chuyển đầu tư về các tỉnh.

Trước phản ánh của các DN về việc muốn thuê đất có diện tích vài trăm mét vuông nhưng các KCX-KCN không cho thuê hoặc cho thuê giá cao, ông Hà cho rằng đó là bài toán khó cho cả bên đi thuê lẫn cho thuê. "Nhiều DN công nghiệp hỗ trợ chọn giải pháp thuê nhà xưởng cao tầng tại các KCX để vừa gần nhà mua hàng (chủ yếu là DN ngay trong KCX đó hoặc ở Khu Công nghệ cao) vừa có giá phải chăng. Vì vậy, cả nhà xưởng cao tầng cũng đang "hot" - ông Trần Việt Hà thông tin. 

Có đất vẫn không thể đầu tư

Mới đây, Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh đã gửi đơn "kêu cứu" đến UBND TP HCM, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, UBND quận 9. Trong đơn, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV công ty, nêu rõ công ty có dự án hơn 5.000 m2 tại Khu Công nghệ cao. Tháng 2-2019, ông nộp hồ sơ xin phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng dự án nhưng Khu Công nghệ cao hướng dẫn DN chờ hoặc nộp tại UBND quận 9; sang UBND quận 9 thì được đề nghị quay ngược lại Khu Công nghệ cao.

Nguyên nhân là theo quy định mới, "UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu...", dự án của Công ty Duy Khanh phải do UBND quận 9 thực hiện vì Khu Công nghệ cao thuộc địa bàn quận 9. Khu Công nghệ cao đã kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo UBND quận 9 ủy quyền nhiệm vụ thẩm định đề án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án thuộc địa bàn Khu Công nghệ cao về cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao nhưng UBND TP chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, cả 2 nơi đều từ chối tiếp nhận hồ sơ của DN.

Theo ông Tống, do không được phê duyệt quy hoạch nên dự án bị ngưng trệ, trong khi công ty cần đẩy nhanh tiến độ theo cam kết và nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Quan trọng hơn, không cơ quan nào trả lời được câu hỏi "khi nào mới nhận hồ sơ".

Phương An

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.