Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) về đỉnh cũ 1 năm, nhóm cảng biển - vận tải biển ngày 27/11 có phiên tăng tốt, bất chấp áp lực bán của thị trường chung. Chứng khoánThị trường “yếu” không làm khó được nhóm cảng biển - vận tải biểnHải Băng • {Ngày xuất bản}Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) về đỉnh cũ 1 năm, nhóm cảng biển - vận tải biển ngày 27/11 có phiên tăng tốt, bất chấp áp lực bán của thị trường chung.
Sau phiên rút chân bất ngờ ngày 24/11, Vn-Index phiên 27/11 không giữ được đà tăng, gặp áp lực bán ngay trong buổi sáng, sau đó thị trường đi sideway và bị đạp mạnh về cuối giờ chiều. Kết thúc, Vn-Index giảm 7,55 điểm (-0,69%) đóng nến tại 1088.06 điểm.
Bên cạnh điểm nhấn là họ nhà Vin đóng vai trò “gồng gánh” đỡ chỉ số cho thị trường chung, nhóm cảng biển- vận tải biển trở thành nhóm hút dòng tiền. Xem xét các cổ phiếu lớn trong ngành, ngoại trừ GMD (HM:GMD) (-2,76%), hầu hết các cổ phiếu nhóm cảng biển- vận tải biển khác đều có phiên tăng điểm tốt như HAH (+2,06%), VOS (+1,93%), DVP (+2,54%), TMS (HM:TMS) (+1,38%), VSC (HM:VSC) (+1,28%)….
Nhóm cảng biển - vận tải biển từ lâu đã có sự tương quan khá lớn với chỉ số BDI (Baltic Dry Index). Đây là chỉ số thể hiện sự biến động của cước vận chuyển hàng khô đường biển trên phạm vị toàn cầu. Trong 5 ngày trở lại đây, chỉ số BDI đã tăng 20%, về lại đỉnh cũ 1 năm.
Theo: Trading View |
Cùng với đó, chi phí xăng dầu đã giảm 12% kể từ thời điểm tháng 9/2023, điều này giúp giảm đáng kể giá vốn cho nhóm vận tải biển, kỳ vọng kéo biên lợi nhuận khởi sắc.
Điều này thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong ngành bởi chi phí nâng hạ container, vốn thường chiếm 60-70% doanh thu cảng biển
Tuy nhiên, SSI (HM:SSI) Research cho rằng nếu Thông tư được phê duyệt và áp dụng từ năm 2024, đề xuất mức giá sàn mới có thể có tác động tích cực trong ngắn hạn đối với một số cảng và không tích cực đối với một số cảng khác (tùy thuộc vào công suất hoạt động). Về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.