Theo số liệu hồi tháng 9, lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc sang Thái Lan đã tăng 60% so với cùng kỳ, xuất khẩu vào Malaysia tăng 80%, sang Indonesia tăng gấp đôi và sang Việt Nam thậm chí gấp hơn 4 lần. Hàng rào chống bán phá giá thép vẫn chưa đủ mạnh?
Theo Nikkei Asia, Trung Quốc được dự báo đang trên đà xuất khẩu khoảng 90 triệu tấn thép vào năm 2023 (tiến gần mức 110 triệu tấn năm 2015) - một năm chứng kiến sự gia tăng các biện pháp chống bán phá giá trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành của một công ty vận tải biển lớn mới đến Thái Lan đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc thép Trung Quốc đã phá vỡ thế cung tại thị trường Đông Nam Á; ngay cả khi Chính phủ Thái Lan hồi tháng 9 đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi gian lận của các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Người này cho biết: "Ngay cả khi áp dụng thuế chống bán phá giá, thép mạ và các sản phẩm tương tự vẫn có thể được thông qua và có vẻ như không điều gì có thể ngăn chặn dòng thép Trung Quốc đổ vào các thị trường".
Thị trường thép tại đất nước tỷ dân nhìn chung vẫn còn yếu |
Nguồn thép xuất ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh cầu trên thị trường bất động sản nước này vẫn chưa thực sự cải thiện. Phía Nam của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện mưa và tuyết, đóng băng tại các sông gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao thông và việc vận chuyển, xây dựng ngoài trời.
Riêng 4 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đã có thêm các giải pháp cho thị trường bất động sản. Nhiều khả năng đà giảm sẽ chậm dần lại nhưng nếu muốn tăng được chắc chắn phải có cú huých mạnh từ chính sách.
Giới phân tích nhận định thị trường thép tại đất nước tỷ dân nhìn chung vẫn còn yếu, giá các mặt hàng thép xây dựng giảm 10-50 nhân dân tệ/tấn tùy khu vực, một số nơi tăng nhẹ 10 nhân dân tệ/tấn nhưng giao dịch ảm đạm.
Nhằm giải tỏa áp lực tồn kho lớn, việc thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào các thị trường Đông Nam Á là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời gây sức ép lên các nhà sản xuất thép khu vực này trong đó có Hòa Phát (HM:HPG), Nam Kim,...
Tiêu thụ trong nước ấm dần, giá thép nội vẫn neo vùng thấp điểm 3 năm
Mới đây, Hòa Phát thông báo nâng giá hai loại thép xây dựng thêm 200.000 đồng một tấn. Cụ thể, thép cuộn CB240 hiện có giá 13,94 triệu đồng một tấn, thép thanh vằn D10 CB300 cao hơn, ở mức 14,24 triệu đồng một tấn. Các doanh nghiệp khác như Việt Ý, Việt Đức, Kyoei,... cũng áp dụng mức tăng 150.000-200.000 đồng cho mỗi tấn thép. Riêng Pomina nâng giá mạnh hơn đến 340.000 đồng ở loại D10 CB300.
>> HPG cập nhật tiến độ dự án Dung Quất 2, cổ đông sắp được 'hái quả'
Đợt điều chỉnh giá bắt đầu từ cuối tháng 11 sau gần 3 tháng đứng yên. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả loại vật liệu này cũng chỉ ngang mức tháng 7 năm nay và tiệm cận tháng 8/2022, tức vẫn nằm trong vùng giá thấp của khoảng 3 năm gần đây.
Giá thép tăng liên tục khi thị trường đang vào mùa cao điểm xây dựng cuối năm. Tuy các dự án bất động sản dân cư vẫn còn đình trệ, thói quen xây và sửa chữa nhà ở của người dân giúp ngành xây dựng ấm dần lên. Thêm vào đó, các công trình công cộng cũng được gấp rút triển khai để kịp hoàn thành trước năm mới.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho biết, thị trường thép xây dựng tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ tại cả ba miền của thương hiệu đều ghi nhận sự tăng trưởng trong đó mức tăng cao nhất là khu vực phía Nam - tăng 47% so với tháng trước. Tháng 11, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC (HM:HRC)), thép xây dựng, thép chất lượng cao, phôi thép đạt 709.000 tấn - tăng 12% so với tháng 10 (riêng thép xây dựng và thép chất lượng cao tăng 21%, đạt 410.000 tấn).
Đến cuối quý III/2023, Hòa Phát đang ghi nhận gần 10.600 tỷ đồng tồn kho thành phẩm trong tổng số 33.800 tỷ tồn kho. Việc tiêu thụ cải thiện được kỳ vọng giảm gánh nặng chi phí và trích lập của HPG |
>> Hòa Phát (HPG): Đón tín hiệu tích cực, lợi nhuận năm 2024 có thể đạt 14.200 tỷ đồng