Mở đầu cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 ngành thép, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) lựa chọn mục tiêu thấp hơn năm trước, ưu tiên trả bớt nợ trái phiếu.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, SMC cũng đưa ra kế hoạch mua lại trước hạn lô trái phiếu 200 tỷ đồng phát hành ngày 2/8/2021 và đáo hạn ngày 2/8/2024. Thời gian dự kiến mua lại vào ngày 2/6/2024 (trước hạn 6 tháng) sau khi thỏa thuận được với người sở hữu trái phiếu và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay của SMC có sự suy giảm so với năm trước. Đầu năm 2023, khi giá thép thế giới và trong nước hồi phục trở lại, SMC đã tự tin lên kế hoạch kinh doanh có lãi. Theo đó, công ty dự kiến tiêu thụ 1 triệu tấn thép, doanh thu đạt 20.350 tỷ đồng, giảm 12,2% so với thực hiện trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 651,8 tỷ đồng.
Đặt mục tiêu như vậy, nhưng qua 3 quý đầu năm 2023, kết quả kinh doanh của SMC không hồi phục như kỳ vọng. Công ty ghi nhận doanh thu đạt 10.574 tỷ đồng, giảm 44,2% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 549,42 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 57,68 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm từ 1,8%, còn 0,2%.
Thực tế, kết quả kinh doanh lao dốc của SMC trong bối cảnh giá thép thế giới và trong nước suy giảm và duy trì ở mức thấp do ảnh hưởng của thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều tín hiệu hồi phục, nhiều chủ đầu tư gặp khó về thanh khoản.
>> HPG (HM:HPG) cập nhật tiến độ dự án Dung Quất 2, cổ đông sắp được 'hái quả'