Năm 2023, cổ phiếu LPBank lọt Top 3 mã tăng giá mạnh nhất nhóm ngân hàng. Đây là thành quả của một quá trình thay đổi. Phiên sáng 11/1 chứng kiến dòng tiền trên thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch mạnh ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Lực cầu tăng đột biến có thời điểm kéo cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HM:LPB) (LPBank) tăng hơn 3% lên mức 17.000 đồng/cp. Đây cũng là mức cao nhất sau gần 3 năm.
Hơn 5 triệu cổ phiếu LPB đã được sang tay - mức cao hơn trung bình 20 phiên (chỉ hơn 2,7 triệu đơn vị) và cao hơn lượng giao dịch toàn phiên của 4 phiên trước đó.
Còn nhớ ngày 3/6/2021, cổ phiếu LPB sau nhịp tăng dài hơn 520% (từ cuối tháng 3/2020) đã thiết lập mức đỉnh lịch sử 18.460 đồng/cp. Đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán bùng nổ về điểm số ngay sau biến cố Covid-19.
Tính từ thời điểm thị trường tạo đáy 87x điểm hồi giữa tháng 11/2022, LPB cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng hồi phục tích cực nhất với mức tăng hơn 170% |
>> VN-Index bứt mạnh 70 điểm, loạt cổ phiếu ngân hàng tăng 10-15% sau hơn 2 tuần
Đằng sau diễn biến tích cực này là dấu ấn lớn từ việc thay đổi vị trí lãnh đạo thượng tầng. Theo đó, ông Nguyễn Đức Thụy được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng kể từ ngày 9/12/2022 thay ông Huỳnh Ngọc Huy (xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân).
Chuyển biến khác đến từ việc đổi tên từ LienVietPostBank sang LPBank.
Đằng sau dấu ấn về nhận diện thương hiệu và gương mặt mặt đạo, LPBank còn gây chú ý khi vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ hơn 20.576 tỷ lên hơn 25.576 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ cho phép LPBank duy trì vị thế trong top các ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống; tạo tiền đề cho việc nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
LPBank luôn nỗ lực ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào việc thực hiện chuỗi giá trị của ngân hàng |
Xác định đổi mới sáng tạo là một trong những giá trị cốt lõi, LPBank luôn nỗ lực ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào việc thực hiện chuỗi giá trị của ngân hàng.
Những nỗ lực đầu tư công nghệ và các giải pháp số sáng tạo đã giúp LPBank gặt hái nhiều “quả ngọt” trong hoạt động kinh doanh. Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản của LPB đạt hơn 365.450 tỷ đồng - tăng 12% so với đầu năm; tăng trưởng tín dụng tăng 11,8% lên hơn 263.644 tỷ đồng.
Bước sang năm 2024, song song với nhiệm vụ chuyển đổi mô hình, chuyển đổi số thành công, LPBank đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả bằng tinh thần "Tăng trưởng mạnh mẽ - Hiệu quả toàn diện".
Chuyên gia nói gì về cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng năm 2024?
Ông Trần Tánh - Trưởng phòng phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán Yuanta cho biết, năm 2024 có thể kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng tích cực hơn so với năm 2023 nhờ tăng trưởng tín dụng cải thiện. Dự báo năm 2024 khi kinh tế thế giới phục hồi, xuất khẩu tăng tốt hơn, doanh nghiệp nhiều đơn hàng triển vọng kinh doanh tốt hơn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phục hồi có thể tạo sức lan tỏa cho nhiều ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất,… tạo sức bật cho tín dụng toàn thị trường. Khi mảng kinh doanh chính của ngân hàng tăng trưởng tích cực sẽ giúp cho kết quả hoạt động ngân hàng khởi sắc hơn.
Yếu tố thứ hai là biên lãi thuần (NIM) sang năm 2024 cũng sẽ được cải thiện khi chi phí vốn giảm dần do mức lãi suất trung bình sẽ thấp hơn. Còn về thu nhập từ phí dù không thể tăng trưởng mạnh như những năm trước nhưng cũng tốt hơn so với năm 2023 từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thanh toán…
Ông Đinh Đức Minh - Chuyên gia VinaCapital cũng cho rằng, năm 2024 các ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp khách hàng có kết quả kinh doanh tốt hơn.
>> Cổ phiếu ngân hàng đầu năm 2024: BID (HM:BID) lập đỉnh lịch sử, 2 mã khác cũng áp sát đỉnh