Tổng cộng tỷ lệ cả 2 đợt chia cổ tức năm 2023, doanh nghiệp này chi tới 45%. Xu hướng của ngành khoáng sản trong thời gian tới được cho là khả quan hơn. Chứng khoánSắp trả cổ tức tỷ lệ 35%, cổ phiếu doanh nghiệp khoáng sản bất ngờ tăng kịch biên độTuệ San • {Ngày xuất bản}Tổng cộng tỷ lệ cả 2 đợt chia cổ tức năm 2023, doanh nghiệp này chi tới 45%. Xu hướng của ngành khoáng sản trong thời gian tới được cho là khả quan hơn.
Ngày 19/2, cổ phiếu HGM của CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang có giao dịch khớp lệnh tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đạt 9,5 nghìn cổ phiếu được sang tay với mức tăng kịch biên độ. Đóng cửa, cổ phiếu HGM đạt 55.000 đồng/cp.
Đáng nói, trước đó HGM có thanh khoản rất thấp, chỉ khoảng vài chục đến vài trăm đơn vị; thậm chí, nhiều phiên không có cổ phiếu khớp lệnh.
Cổ phiếu HGM khớp lệnh đột biến trong bối cảnh HĐQT công ty đã thông qua Nghị quyết về việc thanh toán cổ tức đợt 2 năm 2023 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngày 26/2 tới đây, HGM sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền với tỷ lệ 35% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 3.500 đồng).
Với 11,92 triệu cổ phiếu được lưu hành, Khoáng sản Hà Giang cần bỏ ra gần 42 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Thời gian thanh toán dự kiến là 25/3/2024.
Trước đó, doanh nghiệp khoáng sản này thực hiện chia cổ tức đợt 1 vào gần cuối tháng 12/2023 với tỷ lệ 10%. Như vậy, số tiền cần chi cho cả hai đợt trả cổ tức năm 2023 của HGM ước tính khoảng gần 54 tỷ đồng - xấp xỉ bằng lợi nhuận đạt được cả năm 2023 của công ty. Tổng tỷ lệ 2 đợt chi trả đạt tới 45%.
Về kết quả kinh doanh năm 2023, HGM ghi nhận đạt 176 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang, đạt 55 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu HGM với thanh khoản thấp trong nhiều năm quaXu hướng của ngành khoáng sản trong thời gian tới
Đầu quý IV/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lập Dự thảo Kế hoạch hành động Quốc gia về kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên khoáng sản, tối ưu hóa khai thác tài nguyên nước và kinh tế rừng, cùng với xu hướng sử dụng tài nguyên của Việt Nam trong tương lai.
Dự thảo cho thấy, trong những năm qua, nguồn lực tài nguyên khoáng sản đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, và đã bước vào quá trình kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Tỷ lệ đóng góp của ngành khai khoáng vào GDP từ 6,4% (trong giai đoạn từ 2011 đến 2022) đã giảm xuống còn 2,8%, cho thấy sự giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Xu hướng của ngành khoáng sản trong thời gian tớiSử dụng phương pháp phân tích dòng vật liệu, cần tiêu tốn khoảng 19,19g than đá hoặc 0,25g sắt, thép hoặc 1,6g dầu thô để tạo ra một nghìn đồng GDP, mức độ này đang giảm dần, là dấu hiệu tích cực cho sự đa dạng hóa và giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào nguyên liệu thô.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác than, xi măng. Điều này thúc đẩy sự phát triển bền vững, giảm tiêu hao năng lượng và tài nguyên, cũng như tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Chính sách đấu giá quyền khai thác và thu tiền cấp quyền khai thác từng bước được thực hiện, đồng thời cũng cần tận dụng các hiệu quả phụ trợ của hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, như việc sử dụng đất đá thải và các loại khoáng sản chiến lược để phục vụ cho các mục tiêu phát triển khác nhau trong năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao, và chế tạo.
>> Ngành bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm 2024