Investing.com - Giá dầu giảm mạnh sáng thứ Hai tại châu Á khi thị trường chờ đợi 3 nước sản xuất lớn nhất thế giới là Nga, Mỹ và Saudi Arabia tăng sản lượng khai thác.
Dầu thô WTI giao tháng 7 được giao dịch ở mức 66.17USD/thùng lúc 11:00 PM ET (3:00GMT), giảm 2.52%. Dầu thô Brent giao tháng 7 giao dịch ở mức 74.86USD/thùng, giảm 2.11%.
Tại Thượng Hải, giá dầu thô WTI giao tháng 9 giảm 4.87% còn 457.20 NDT (71.89USD)/thùng.
Các quốc gia OPEC cũng như các quốc gia không thuộc OPEC, dẫn đầu là Nga, đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác từ năm 2017 để đẩy giá dầu lên và làm giảm thừa cung toàn cầu. Thỏa thuận được đưa ra là cắt giảm khoảng 1.8 triệu thùng/ngày.
Giá dầu bắt đầu tăng kể từ khi thỏa thuận được ký. Dầu Brent đã lên đến 80USD/thùng hồi đầu tháng 5. Việc tăng giá nhanh gần đây đã đặt các nhà đầu tư vào vấn đề liệu kinh tế toàn cầu có bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu tăng hay không.
Riêng nước Nga đã cho thấy rằng họ muốn dừng việc cắt giảm sản lượng với phát ngôn của bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak hôm thứ Năm rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ được nói lỏng "nhẹ nhàng" nếu OPEC và các nước không thuộc OPEC thấy rằng thị trường ổn định vào tháng 6.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran, nước đang sản xuất 4% sản lượng toàn cầu, cũng sẽ có thể ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ khi có hiệu lực vào cuối năm. Sản xuất của Venezuela cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vài thập kỷ do khủng hoảng kinh tế.
Saudi Arabia cũng như Nga đã cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đang đàm phán để nâng sản lượng trong 6 tháng cuối năm khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn cho thấy dấu hiệu tăng khi số lượng giàn khoan tiếp tục tăng.
Các công ty năng lượng Mỹ đã thêm 15 giàn khoan dầu trong tuần kết thúc hôm 25 tháng 5, đưa con số tổng giàn khoan lên 859, mức cao nhất kể từ 2015, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy sản lượng của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã tăng hơn 1/4 trong 2 năm qua, lên mức 10.73 thùng/ngày, đạt gần mức hiện đang có của Nga là 11 triệu thùng/ngày.