💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Quyết định khó khăn

Ngày đăng 03:05 06/02/2018
Quyết định khó khăn

Vietstock - Quyết định khó khăn

Ngày 05/02/2018, VN-Index đã giảm tới 56.33 điểm, mức giảm rất mạnh khiến nhiều nhà đầu tư choáng váng.

Trước đó, những ngày cuối năm 2017 và đầu năm 2018, nhiều người đã nghĩ đến câu chuyện lặp lại lịch sử 10 năm trước của VN-Index bằng chuỗi ngày tăng điểm rất ấn tượng với kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc và thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ sau sự kiện APEC 2017. Đã có thời điểm VN-Index hưng phấn mon men lên tận 1,115.64 điểm ngày 26/01/2018. Việc lên-xuống của thị trường là câu chuyện muôn thuở nhưng ngay cả khi thị trường lên mà tài khoản của nhiều nhà đầu tư vẫn bị âm. Vì sao vậy? Đã có rất nhiều lý giải rất thuyết phục cho câu chuyện này, người viết chỉ xin góp đôi dòng cho thêm phần sắc màu ngõ hầu mua vui cho nhà đầu tư.

Năm mới 2018 đã đến với rất nhiều kỳ vọng dựa trên những triển vọng sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. TTCK đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với lớp lớp nhà đầu tư cũ và mới đang tràn đầy hy vọng vào một năm mới tốt đẹp. Cầu chúc các nhà đầu tư luôn có Tâm thế Tĩnh Lặng, Suy tính Sáng suốt và Quyết định Dứt khoát để chờ đợi những điều kỳ diệu của thị trường!

Tham gia thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đều phải thực hiện những việc như Mua, Nắm giữ và Bán cổ phiếu. Trong ba việc đó, nhiều nhà đầu tư cảm thấy khó khăn, thậm chí rất bối rối khi phải cân nhắc ra quyết định Bán Cổ phiếu! Nhà đầu tư mua cổ phiếu kiếm tìm lợi nhuận, đơn giản là khi đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng thì Bán chốt lời; nếu cổ phiếu đang leo dốc lên giá, doanh nghiệp được đánh giá có triển vọng tốt thì vẫn Nắm giữ cổ phiếu, chờ bán được giá hời hơn; nếu giá cổ phiếu bị giảm xuống đến mức dự kiến thì phải Bán cắt lỗ. Như vậy, Chốt lời, tiếp tục Nắm giữ hay Cắt lỗ đều là những hoạt động mang tính kết quả của việc ra quyết định Bán cổ phiếu hay không!

Thực tế cho thấy, để ra được quyết định bán đi những cổ phiếu mình đang nắm giữ là không hề dễ dàng, cho dù nhà đầu tư đang ở vị thế lãi hay lỗ. Nhiều nhà đầu tư đã không bán khi giá cổ phiếu leo lên đỉnh vì họ kỳ vọng cổ phiếu sẽ lên giá nữa, để rồi sau đó phải bán ở giá thấp hơn khi cổ phiếu quay đầu qua vùng đỉnh: Rất khó để ra quyết định bán chốt lời cổ phiếu vì lòng tham!

Cũng không ít người phải ôm cổ phiếu đang bị giảm giá, thậm chí thua lỗ nặng nề, với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại: Không dễ để ra quyết định bán khi giá cổ phiếu chạm xuống điểm cắt lỗ vì sợ thua lỗ!

Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư luôn đặt ra những kỳ vọng tích cực về sự tăng trưởng của doanh nghiệp hay sự tăng giá của cổ phiếu đó vì những lý do nào đó theo nhận định của riêng mỗi người. Việc nắm giữ cổ phiếu đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã đánh giá cao những gì mình đã có trong tay, cho dù đó là cổ phiếu thượng hạng bluechip để đầu tư dài hạn hay penny dành cho lướt sóng. Đó chính là Hiệu ứng hàng đã có (Endowment Effect) đã được nhà tâm lý học Daniel Kahneman chỉ ra. Hiệu ứng này cho biết một đặc điểm thú vị của con người: “Tâm lý yêu thích và đề cao giá trị những thứ mình sở hữu.”

Vì bị neo vào tâm lý đó, ở những thời điểm giá cổ phiếu đang đi lên, nếu bán nhà đầu tư sẽ nhất định đặt giá cao hơn nhiều so với giá mua vào và thường là không sẵn lòng bán đi cổ phiếu với cái giá do bên mua trả. Nếu cuộc “mặc cả” đó diễn ra trong bối cảnh thị trường tăng điểm mạnh thì tâm lý muốn sở hữu của bên mua càng được kích thích mạnh mẽ và cứ như vậy giá cổ phiếu bị đẩy dần lên bằng sự cò kè của cả hai bên. Nhiều khi, bức tường giá cả cổ phiếu ngăn cách hai bên bị dựng lên quá cao, giá cổ phiếu đã lên quá kỳ vọng của nhà đầu tư và khối lượng giao dịch đang giảm dần nhưng nhiều người vẫn quyết định Không Bán ra vì họ nghĩ tài sản của họ còn đáng giá hơn thế mà. Sai lầm bắt đầu từ đó! 

Chiều ngược lại, ngay cả khi giá của cổ phiếu đó bị sụt giảm vì bất cứ lý do gì thì nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu cũng không muốn bán cổ phiếu đi vì đã bị neo vào Tâm lý yêu thích đó. Họ chỉ nghĩ về những gì sẽ bị mất đi khi bán cổ phiếu (nhỡ mất đi cổ phiếu ưa thích, nhỡ mất đi cơ hội tăng giá bất ngờ của cổ phiếu sau chuỗi ngày giảm giá - mà quên đi rằng 99% sự tăng giá đó chỉ là bull-trap…) hơn là dứt khoát cắt lỗ và thu tiền về chờ đợi tìm cơ hội khác, cứ chần chừ và lần lữa, thế là cuối cùng lại quyết định: không bán! Nó cũng như sự băn khoăn của một nhà sưu tập khi có người chào mua một vài món đồ mà họ yêu quý, và thường là từ chối bán bằng cách gán cho nó một cái giá thật cao. Vậy là lô cổ phiếu bị lỗ vẫn nằm yên trong tài khoản, nhà đầu tư đã tự đẩy chi phí cơ hội của mình lên cao hơn ngày hôm qua. Đó là do nhà đầu tư quên mất rằng những khoản lỗ đầu tiên thường là nhỏ nhất nếu cắt lỗ dứt khoát!

Do dự trong việc ra quyết định Bán cắt lỗ chính là nguyên nhân gây ra sự phiền toái nhất đối với nhà đầu tư và nó thường buộc nhà đầu tư phải trả giá đắt cho sự do dự của chính mình: Thua lỗ. Sự do dự, thiếu quyết đoán, bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất bởi cảm xúc của nhà đầu tư đối với việc Bán cổ phiếu: Từ bỏ sự sở hữu tài sản. Nhà đầu tư coi sự từ bỏ này, nhất là đối với cổ phiếu đang bị lỗ, là một sự mất mát lớn và nó chi phối nhà đầu tư khi đưa ra những quyết định thiếu lý trí đối với cả việc chốt lời hay cắt lỗ cổ phiếu (hội chứng Sợ mất mát-Loss Aversion Syndrome). Vì thông thường, với cùng một mức giá trị, nếu bị mất đi thì nhà đầu tư sẽ cảm thấy buồn chán nhiều hơn sự vui vẻ khi thu được.

Trên thị trường chứng khoán chỉ có hai khả năng, nếu bạn không có lãi thì nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ. Không có khả năng thứ ba, vì hòa vốn nếu xét về chi phí cơ hội là lỗ. Và để không bị lỗ, tất nhiên ngoài việc thực hiện không bị mất tiền hay giảm thiểu thua lỗ thì nhà đầu tư phải có quyết định đúng, cụ thể là quyết định Bán. Quyết định Bán mới là quyết định quan trọng, nó giúp nhà đầu tư cắt lỗ để còn tiền, còn sống sót mà tìm cơ hội để chiến đấu trên thị trường; giúp nhà đầu tư chốt lời thu lợi nhuận, tiền thực, thể hiện tính hiệu quả cụ thể của quyết định Mua trước đó. Nhà đầu tư cần đặt mục tiêu cụ thể dựa trên khẩu vị rủi ro của mình để có mức chốt lời và cắt lỗ tối ưu nhất trên cơ sở biết Đủ của mình, dù rằng mức Đủ đó đầy định tính và không dễ xác định.

Không đặt kỳ vọng cao quá cũng là để tiết chế lòng tham. Hãy đặt ra kỷ luật và buộc mình phải cố gắng tuân thủ hai việc: chốt lời và cắt lỗ đúng điểm. Ví dụ cụ thể, để giảm bớt sự tiếc nuối khi bán cổ phiếu xong mà giá vẫn lên, nhà đầu tư có thể bán từng phần cổ phiếu.

Daniel Kahneman (05/3/1934) là một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Israel. Ông đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002. Các nghiên cứu của ông chuyên về tâm lý khi phán quyết và ra quyết định, kinh tế học hành vi.

Nguyễn Thanh Hà - DIV

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.