Vietstock - Tín hiệu tích cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng mang VN-Index về lại sát mốc 1,030 điểm
Sau một tuần phục hồi tích cực, hai chỉ số thị trường trong tuần 24-28/10/2022 đã có màn thể hiện trái ngược nhau. Trong khi VN-Index tăng 0.74% so với cuối tuần trước, về lại mức 1,027.36 điểm; HNX-Index lại quay đầu giảm 1.69%, kết thúc tuần 213.73 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản trên cả 2 sàn lại đều tăng mạnh so với tuần trước. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 532 triệu cp/phiên, tăng 18.5%. Thanh khoản bình quân trên sàn HNX cũng tăng hơn 12%, lên gần 56 triệu cp/phiên.
Đà tăng của VN-Index trong tuần qua ghi nhận sự đóng góp lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng khi có đến 9 cổ phiếu thuộc nhóm này nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất tuần. Dẫn đầu trong đó là VCB với gần 4.3 điểm, các cổ phiếu ngân hàng tích cực khác gồm CTG (HM:CTG), MBB (HM:MBB), BID, ACB (HM:ACB), TCB (HM:TCB), VPB (HM:VPB), SSB và EIB (HM:EIB).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng sôi động trong tuần qua không chỉ nhờ xu hướng hồi phục chung của thị trường mà còn đến từ động lực sau thông báo tăng lãi suất điều hành thêm 1% của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên mức kịch trần với kỳ hạn dưới 6 tháng.
* NHNN tiếp tục nâng lãi suất điều hành
* Lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn lên kịch trần sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành
Ngoài động thái của Ngân hàng Nhà nước, các thông tin về kết quả kinh doanh quý 3 của nhiều ngân hàng cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực.
* Vietcombank (HM:VCB): Lãi trước thuế quý 3 tăng 32%, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần
* VietinBank: Lãi trước thuế quý 3 tăng 36%, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.4 lần
* Giảm dự phòng rủi ro, BIDV (HM:BID) thu lãi trước thuế quý 3 gấp 2.5 lần
Cổ phiếu duy nhất góp mặt trong top 10 cổ phiếu tích cực nhất không thuộc nhóm ngân hàng chính là MSN. Cổ phiếu này đã giúp chỉ số tăng hơn 3.3 điểm.
* Doanh thu thuần của Masan (HM:MSN) Group đạt 55,546 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
Ở chiều ngược lại, nhóm kéo giảm lại ghi nhận sự góp mặt của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản như VHM, NVL (HM:NVL), VIC (HM:VIC), PDR (HM:PDR), KBC (HM:KBC), DIG (HM:DIG), hay một số doanh nghiệp khác ngành nhưng có mảng bất động sản KCN như VGC (HN:VGC) hay GVR (HM:GVR). Trong đó, VHM là cổ phiếu “gạt chân” chỉ số nhiều nhất với gần 3.2 điểm, trong khi NVL xếp ngay sau khi làm mất gần 1.2 điểm.
* Vinhomes (HM:VHM) thu lãi ròng 14,494 tỷ đồng trong quý 3/2022
* Chuyển nhượng một phần công ty con, PDR tăng 18% lãi ròng quý 3
* DIG lần đầu báo lỗ kể từ quý 1/2017
Ở rổ VN30, sự cân bằng lại trở lại với 2 nhóm kéo tăng và kéo giảm. Trong khi nhóm kéo tăng ghi nhận sự gia nhập của 16 cổ phiếu thì nhóm kéo giảm cũng có đến 13 cổ phiếu, cổ phiếu đứng giữa là HDB (HM:HDB). Dẫn đầu nhóm kéo tăng là MSN với gần 6.5 điểm, còn phía ngược lại, VHM áp đảo nhóm kéo giảm với hơn 4 điểm.
Đối với HNX-Index, nguyên nhân khiến chỉ số quay đầu giảm chủ yếu đến từ NVB (HN:NVB) khi cổ phiếu này làm giảm hơn 0.8 điểm, gấp đôi so với VIF (HN:VIF) xếp ngay sau. Còn ở phía nhóm chống đỡ, THD là cổ phiếu dẫn đầu nhóm này những chỉ mang về hơn 0.4 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
|
>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số
Hà Lễ