Diễn biến tăng/giảm giá ở hai cổ phiếu sàn UPCoM đến từ vị thế hoàn toàn khác biệt của hai doanh nghiệp. Kết phiên giao dịch ngày 4/4, cổ phiếu VGI của CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel – Viettel Global (sàn UPCoM) tăng 1,9% lên mức 54.400 đồng/cp qua đó có chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp (nhịp tăng dài kỷ lục). Biên độ tăng giá lên tới 53%.
Chỉ tính từ đầu tháng 2 tới nay, cổ phiếu họ Viettel đã tăng gấp đôi giá trị, lọt Top những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong cùng thời điểm.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu AAH của CTCP Hợp Nhất (sàn UPCoM) giảm thêm 9% về còn 8.100 đồng. Đáng nói, đây đã là phiên giảm thứ 11 phiên tiếp (-51%) và là chuỗi giảm giá dài nhất từ khi lên sàn.
>> Cổ phiếu 'tân binh' TTCK giảm 30% chỉ sau 7 phiên, đang có 'game' chuyển nhượng giá 1 triệu đồng/cp
Diễn biến giá cổ phiếu VGI và AAH |
Viettel Global hiện là một trong những nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam khi đang hoạt động tại 9 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Trong năm 2023, doanh thu công ty đạt 28.212 tỷ đồng - tăng 19% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng lên mức 3.879 tỷ (mức cao nhất lịch sử). Biên lợi nhuận của công ty cải thiện qua từng năm và đạt kỷ lục 50,6% trong năm vừa qua.
Biên lợi nhuận gộp của VGI giai đoạn 2019-2023 |
Theo bản công bố thông tin doanh nghiệp, CTCP Hợp Nhất có vốn điều lệ 1.179 tỷ đồng, địa chỉ tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Công ty được thành lập hồi tháng 7/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng, hiện hoạt động với mảng chính là khai thác, thu gom than cứng; sản xuất thiết bị điện...
Trước khi lên sàn, AAH có 123 cổ đông trong đó 1 tổ chức trong nước nắm 1,7% vốn; phần còn lại do cổ đông cá nhân nắm giữ. Ông Đặng Quốc Lịch - Chủ tịch HĐQT hiện là cổ đông lớn duy nhất nắm giữ hơn 35,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 29,8% vốn.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2023, Hợp Nhất đạt doanh thu 218,6 tỷ đồng - giảm 63% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế giảm 87,5% còn 12,8 tỷ đồng.
Thông tin đáng chú ý, AAH vừa thông báo nhận chuyển nhượng 75.500 cổ phần tại CTCP Thiên Lâm Đạt từ bà Đinh Thị Thùy Dương với giá 1.000.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền nhận chuyển nhượng dự kiến là 75,5 tỷ đồng.
>> Cổ phiếu ‘bốc đầu’ vượt đỉnh lịch sử, doanh nghiệp ‘mang chuông đi đánh xứ người’ của Viettel đang làm ăn ra sao?