💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Nhà đầu tư Hàn Quốc tìm gì ở thị trường vốn Việt Nam?

Ngày đăng 15:54 20/04/2018
Nhà đầu tư Hàn Quốc tìm gì ở thị trường vốn Việt Nam?

Vietstock - Nhà đầu tư Hàn Quốc tìm gì ở thị trường vốn Việt Nam?

Trên 400 nhà đầu tư Hàn Quốc cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan của Hàn Quốc như Ủy ban Giám sát tài chính (FSC), Phòng Thương mại và Công nghiệp (KCCI), Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (KOFIA), Sở Giao dịch chứng khoán (KRX), cùng các doanh nghiệp (DN), quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư và tập đoàn bảo hiểm lớn của Hàn Quốc... đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tổ chức tại Seoul ngày 18/4/2018.

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì nhằm thông tin về nền kinh tế Việt Nam, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cơ hội đầu tư vào các DN Việt.

Hàn Quốc hiện nay là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Đến tháng 3/2018, tính lũy kế đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng thứ nhất, theo sau là Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Bên cạnh đó, một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đang tạo ra dòng chảy thương mại thuận lợi giữa hai quốc gia và các đối tượng tham gia.

Rất nhiều câu hỏi đã được các nhà đầu tư xứ Kim Chi nêu lên tại Hội nghị, thể hiện sự quan tâm đa dạng tới các thị trường cổ phiếu, trái phiếu DN, cũng như các lĩnh vực kinh tế cụ thể tại Việt Nam.

Một nhà đầu tư Hàn Quốc đặt câu hỏi đâu là sự khác biệt giữa các thị trường cổ phiếu tại Việt Nam, khi thực tế có nhiều hàng hóa trên sàn và họ không biết rõ cấu trúc thị trường để quyết định đầu tư? Tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu DN như thế nào? Công ty Chứng khoán Samsung nêu vấn đề, nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến cơ hội từ các thương vụ IPO của DN Việt Nam và muốn tìm hiểu thủ tục tham gia đầu tư?

Đáp lại sự quan tâm của nhà đầu tư, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ở Việt Nam có 3 sàn chứng khoán, trong đó sàn UPCoM là dành cho các DN đại chúng chưa niêm yết, là nơi nuôi dưỡng, giúp DN làm quen với cơ chế niêm yết, công bố thông tin. Sàn niêm yết dành cho các DN đáp ứng đủ tiêu chuẩn về vốn, hiệu quả kinh doanh, tính đại chúng.

“Với tổng cộng gần 1.500 DN trên sàn và sẽ tăng mạnh về số lượng, tôi tin rằng thị trường vốn Việt Nam đang có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Dũng nói.

Về thị trường trái phiếu DN, bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính chia sẻ, thời gian qua, Việt Nam tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, còn thị trường trái phếu DN vẫn rất nhỏ bé. Thực tế, các DN Việt Nam vẫn dựa vào vốn vay ngân hàng là chính, kể cả vốn vay trung và dài hạn.

Trước thách thức này, Bộ Tài chính đang nghiên cứu giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu, trong đó thị trường trái phiếu DN sẽ được thúc đẩy bằng nhiều giải pháp như: Nhóm giải pháp liên quan đến thị trường sơ cấp, tập trung vào yêu cầu DN minh bạch nhiều hơn là tình hình tài chính phải có lãi như trước đây. Trên thị trường thứ cấp, cơ quan quản lý sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp làm tăng tính thanh khoản.

Cũng theo bà Hiền, hiện tại thông tin về thị trường trái phiếu DN khá khó khăn, nhưng trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm thông tin về trái phiếu DN, do Sở GDCK làm đầu mối. Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị ban hành Nghị định về trái phiếu chính phủ và đặc biệt, với nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tư trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN tại Việt Nam không bị giới hạn về tỷ lệ đầu tư.

Trước câu hỏi của một DN Hàn Quốc có công nghệ tốt và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hải cảng và hàng không muốn tìm được đối tác Việt Nam, ông Trần Văn Dũng cho biết, có thể xử lý theo hai cách. Cách một là lập DN 100% vốn Hàn Quốc tại Việt Nam và cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Cách thứ hai là góp vốn mua cổ phần của DN cùng ngành tại Việt Nam.

Ngay sau Hội nghị xúc tiến đầu tư, hàng chục cuộc gặp gỡ song phương đã được thực hiện tại chỗ giữa nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam. Nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc là SCIC khi Tổng công ty mang đến Hội nghị cơ hội đầu tư vào Nhựa Tiền Phong, CTCP Xuất nhập Sa Giang, Domesco và FPT.

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết, có khoảng 2.600 tỷ đồng vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào DN có vốn của SCIC. Vừa qua SCIC tiếp 10 nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến mấy vấn đề: một là danh mục thoái vốn, hai là cách thức thoái vốn, ba là tìm cơ hội có thể hợp tác đầu tư giữa 2 bên.

Một số DN khác như Vietnam Airlines, Tổng công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn An Phát, Chứng khoán KB, Dragon Capital, Eastpring Investtments... cũng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc. 

Tường Vi

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.