Mặc dù còn nhiều thách thức, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn giữ được sự hấp dẫn và triển vọng trong tương lai. Việt Nam vẫn duy trì vị thế là một trong những quốc gia tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Trải qua một năm 2022 khó khăn, ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã nỗ lực và đạt được một bước tiến lớn trong năm 2023, với tổng mức bán lẻ đạt khoảng 6.232 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 9,6% so với năm trước. Có một số yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng tích cực của thị trường này.
Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng trưởng khá tích cực, đạt khoảng 6.232 nghìn tỷ đồng (tăng 9,6% so với năm 2022). Một trong những yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là việc tiêu dùng nội địa bắt đầu phục hồi dần sau những thách thức của đại dịch. Người tiêu dùng đang trở lại với việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa trong nước, tạo ra động lực mới cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Thêm vào đó, sự tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế cũng đã đóng góp vào sự phục hồi của thị trường. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch lữ hành đều ghi nhận tốc độ tăng tốt, cho thấy hiệu quả từ các chính sách của Chính phủ (giảm thuế VAT 2%, tăng lương cơ bản, miễn thị thực visa).
Ảnh minh họa |
Năm 2023, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã phải đối mặt với những thách thức nặng nề. Lợi nhuận sụt giảm đáng kể, một số thậm chí ghi nhận lỗ lớn. Nhiều chuỗi bán lẻ đã phải đóng hàng loạt cửa hàng để tối ưu chi phí, trong đó MWGphải đóng 200 cửa hàng không hiệu quả.
Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành hàng F&B của Vietnam Report, từ năm 2022 đến 2023, có đến 60% doanh nghiệp ngành giảm doanh thu, 70% doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen IQ, khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng giá trong năm 2023 ảnh hưởng tới biên lợi nhuận các chuỗi bán lẻ.
Tuy nhiên, với sự giảm lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước và việc phục hồi của nhu cầu tiêu dùng, một số dấu hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện. Thống kê cho thấy lợi nhuận của nhóm 5 doanh nghiệp bán lẻ (FRT (HM:FRT), DGW (HM:DGW), PET (HM:PET), MWG (HM:MWG), PNJ (HM:PNJ)) có thể đã tạo đáy vào 2023 và đang bắt đầu phục hồi, tuy nhiên tốc độ phục hồi sẽ chậm.
Lãi suất giảm xuống mức thấp kích thích nhu cầu tín dụng tiêu dùng: Năm 2023, NHNN đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, qua đó, các loại lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn của ngân hàng thương mại cũng đồng loạt giảm thấp kích thích nhu cầu tín dụng tiêu dùng tăng trưởng trở lại.
Còn nhiều dư địa trong trung dài hạn: Mặc dù năm 2023 còn nhiều khó khăn với ngành bán lẻ nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng 9,6% so với năm trước. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trên 10% trong giai đoạn trước đó nhưng vẫn là mức ấn tượng.
Ngành bán lẻ ở Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển trong trung và dài hạn
Mặc dù còn nhiều thách thức, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn giữ được sự hấp dẫn và triển vọng trong tương lai. Việt Nam vẫn duy trì vị thế là một trong những quốc gia tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Sự phân mảnh trong ngành cũng tạo ra nhiều dư địa cho các nhà bán lẻ lớn để mở rộng thị phần và cạnh tranh với các đối thủ truyền thống như chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ.
Năm 2024, nền kinh tế thế giới được nhận định sẽ chưa thể phục hồi. Để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, cần thiết phải có những giải pháp căn cơ, dài hơi. Từ đầu năm 2024 đến nay, quan sát chung trên thị trường có rất nhiều giải pháp từ quản trị nhà nước, quản trị kinh tế, quản trị doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ nội địa nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc thúc đẩy này đang gặp phải những rào cản. Trong đó, rào cản lớn từ công ăn việc làm, thu nhập của người lao động giảm đã tác động trực tiếp đến bức trang bán lẻ hiện nay.
Mặt khác, những chính sách cần có sự hoạch định, áp dụng sớm hơn và mang tính liên tục, dài hơi hơn để các doanh nghiệp có thể tồn tại. Ngoài ra, cần quy hoạch tổng thể lại cung cầu nguồn nguyên liệu trên bình diện quốc gia để các nguồn cung trong nước không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy giá trị cốt lõi.
Bên cạnh đó, cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội để tạo nên sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn là cạnh tranh cục bộ trong từng ngành. Ví dụ, du lịch hợp lực với thương mại để phát triển. Và để làm được những nội dung này, cần bàn tay vĩ mô nhằm cấu trúc lại giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, tránh rơi vào khủng hoảng.
>> Nhóm ngành nào sẽ 'gối sóng' cổ phiếu ngân hàng sau Tết 2024?