💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

"Khối ngoại bán ròng nhưng vốn rút ra vẫn ít hơn vốn vào"

Ngày đăng 18:42 20/06/2018
"Khối ngoại bán ròng nhưng vốn rút ra vẫn ít hơn vốn vào"

Vietstock - "Khối ngoại bán ròng nhưng vốn rút ra vẫn ít hơn vốn vào"

Trong tháng 5, số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài sau khi bán ròng trên thị trường cổ phiếu đã mua hơn 1.300 tỷ đồng trái phiếu.

"Mặc dù có hiện tượng khối ngoại bán ròng trên thị trường trong thời gian gần đây nhưng dòng vốn rút ra khỏi thị trường Việt Nam vẫn ít hơn nhiều so với dòng vốn vào. Việc nhà đầu tư chuyển vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn do quyết định của nhà đầu tư", Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng đã khẳng định như vậy khi đánh giá về giao dịch của khối ngoại trong 6 tháng đầu năm 2018.

Tuần trước, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản lần thứ hai trong phiên họp ngày 13/6 đã khiến các ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và đẩy lợi tức trái phiếu của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 5 năm. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á.

Tính tới thời điểm này của năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã rút 19 tỷ USD ra khỏi Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Với độ mở nhất định của thị trường chứng khoán Việt Nam như hiện nay, sự tác động sẽ không thể tránh khỏi trong những ngày này.

Giữ chân dòng vốn ngoại

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí sáng ngày 18/6/2018 tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcTrần Văn Dũng cho biết: về tổng thể dòng vốn ngoại vẫn đang vào thị trường Việt Nam và chờ thời.

"Câu chuyện của chúng ta lúc này là làm thế nào để tận dụng dòng vốn này và giữ nó ở lại. Từ phía Chính phủ đến Bộ tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều thống nhất một quan điểm là theo dõi sát diễn biến dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán, có giải pháp tiếp tục khuyến khích dòng vốn chuyên nghiệp, vốn trung và dài hạn, hạn chế dòng vốn ngắn hạn. Chúng ta tạo điều kiện cho dòng vốn ngoại để họ tự nguyện ở lại, bằng những cơ hội từ sự ổn định kinh tế vĩ mô, từ cơ chế… ", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2018, dòng vốn ngoại vào Việt Nam vẫn đang nhiều hơn dòng ra và tiền vẫn đang nằm lại. Dòng vốn vào của nhà đầu tư ngoại vẫn vào đều trong các tháng, ngoại trừ tháng 2 rút ra nhẹ, đặc biệt hai tháng gần đây lượng vốn này vào khá mạnh, tháng 4: vào 615 triệu USD, tháng 5: vào 703 triệu USD. Tổng vốn ngoại vào từ đầu năm đến nay là trên 2.400 tỷ đồng, một mức khá cao so với kết quả trên 2.900 tỷ đồng của cả năm 2017.

Khi thị trường tài chính thế giới khủng hoảng, tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là co cụm và kiểm soát các khoản đầu tư của mình ở nước ngoài. Cách xử lý tốt nhất được họ lựa chọn là đưa vốn, kiểm soát bằng cách sẽ đẩy mạnh bán ra các tài sản có tính thanh khoản cao và các tài sản có tính ổn định như trái phiếu, một số công cụ như cổ phiếu của doanh nghiệp lớn trên thị trường.

Trong khi đó, tâm lý đầu tư dài hạn vẫn có trên thị trường. Trong điều kiện thị trường xuống thấp, đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư dài hạn tái cấu trúc danh mục đầu tư. Theo đánh giá của các tổ chức đầu tư, xét về đầu tư dài hạn đây là thời điểm giá cổ phiếu ở các thị trường quốc tế và Việt Nam là khá hợp lý để mua vào. Ở mặt bằng giá hiện tại, chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 17 lần, là mức thấp so với nhiều thị trường chứng khoán quốc tế.

"Việc nhà đầu tư chuyển vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn do quyết định của nhà đầu tư. Bên cạnh các chính sách kinh tế hợp lý và ổn định của Chính phủ, chúng ta cần đưa thông tin đầy đủ và chính xác đối với các diễn biến của thị trường về kinh tế vĩ mô, hiện trạng hoạt động của khu vực doanh nghiệp niêm yết trên thị trường để nhà đầu tư yên tâm trong các quyết định đầu tư tại Việt Nam", Chủ tịch Trần Văn Dũng cho hay.

Nền tảng vĩ mô đang tốt

Trên bình diện quốc tế, từ đầu năm nay đến năm 2020 một câu chuyện đã đang và sẽ được giới đầu tư theo sát và nhắc tới hàng ngày là Fed gia tăng lãi suất, kéo theo việc Ngân hàng trung ương châu Âu cũng tăng lãi suất. Khi lãi suất tăng, chứng khoán sẽ giảm, đó là một quy luật. Bởi khi lãi suất tăng, khiến chi phí vốn cho các quỹ đầu tư ngắn hạn tăng lên, một số quỹ có xu hướng rút vốn ra.

Về địa chính trị, năm 2018 là một năm được các nhà kinh tế và các tổ chức kinh tế lớn nhận định là năm phát triển kinh tế tốt. Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng mạnh hơn năm ngoái. Riêng với Việt Nam, các tổ chức quốc tế lớn như: WB, IMF đều điều chỉnh dự báo kinh tế tăng cao hơn.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi sự hội nhập và cởi mở đã ở mức sâu hơn thì việc bị tác động bởi tình hình thị trường chứng khoán thế giới là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, từ tháng 1/2018, thị trường chứng khoán thế giới từ Mỹ, châu Âu, châu Á đều đã điều chỉnh giảm từ tháng 01/2018, mức giảm phổ biến từ 7 - 10%. Sự điều chỉnh này không quá bất ngờ và khởi nguồn từ thông tin Fed tăng lãi suất.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong một thời gian dài. Chỉ số VN-Index năm 2017 tăng 48% và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 nên nhiều nhà đầu tư có tâm lý chốt lời.

Tâm lý đó diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất trên thị trường quốc tế tăng, thị trường chứng khoán thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những điều chỉnh mạnh vào cuối tháng 4, khiến tâm lý của nhà đầu tư không yên tâm.

Tại Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thừa nhận là khối ngoại có rút vốn nhưng không nhiều. Bởi khi Fed tăng lãi suất, các quỹ sẽ rút bớt tiền đầu tư về và cố thủ. Trong số dòng vốn rút về đó, một phần chuyển về đầu tư ở các thị trường Châu Âu, Mỹ, phần khác vẫn chọn những thị trường mới nổi và thị trường cận biên - nơi mà theo họ vẫn còn có tiềm năng để tiếp tục đầu tư.

"Đưa tiền vào Singapore thì không biết làm gì để có khả năng sinh lời cho tốt, mảnh đất nhỏ, mọi thứ phát triển đến độ bão hòa. Thái Lan và Malaysia cũng đang đổ về Việt Nam để đầu tư. Dù sao Việt Nam tiềm năng phát triển đang tốt, có lợi thế, cơ hội đầu tư đang có những lợi thế so sánh. Người Thái và Malaysia đang đến đây", Chủ tịch Trần Văn Dũng cho biết.

Vốn ngoại vẫn chờ thời

Tính từ phiên giao dịch ngày 29/5 (thời điểm thị trường tạo đáy gần nhất) tới hết phiên giao dịch 11/6, khối ngoại đã bán ròng gần 1.200 tỷ đồng trên HOSE. Còn theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kể từ sau tết nguyên đán đến nay khối ngoại đã bỏ vốn vào các đợt IPO doanh nghiệp nhà nước cuối 2017 và đầu 2018 như: Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Oil, PV Power.... và tập trung vào các cổ phiếu mới lên sàn (Vincom, Techcombank…) và họ mua ròng lớn nhất trong tháng 5.

Dòng chảy của vốn ngoại vẫn âm thầm chọn những địa chỉ tiềm năng để ở lại và vì thế nỗi lo về vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều hy vọng. Dòng vốn quan trọng này vẫn đang vào - ra thị trường hàng ngày theo các kênh trực tiếp và gián tiếp nhưng tựu chung vào ròng (dòng chảy vào nhiều hơn dòng ra) và tiền ở lại thị trường vẫn đang nằm chờ thời.

Gần đây nhất, trong tháng 5, số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài sau khi bán ròng trên thị trường cổ phiếu, họ đã mua hơn 1.300 tỷ đồng trái phiếu, bên cạnh việc chuyển sang mua cổ phiếu khác trước khi lên sàn và dành một phần chờ đợi cơ hội mới. Điều này được chứng minh qua số dư về tiền mặt của các quỹ, theo quan sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vẫn đang tương đối cao.

"Fed có thể sẽ tăng lãi suất khiến nước ngoài có thể rút vốn mạnh. Những điều đó chưa xảy ra và chúng ta không được chủ quan", ông Dũng nhấn mạnh. 

Vậy nhà đầu tư ngoại đang chờ gì ở Việt Nam, nếu không phải là những cơ hội đầu tư và kiếm tiền tốt. Với một đất nước nhiều tiềm năng phát triển như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 đạt ít nhất 6,5%, những cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân, quyết tâm thực hiện các đợt thoái vốn Nhà nước, IPO doanh nghiệp Nhà nước và niêm yết các doanh nghiệp lớn, có chất lượng, chắc chắn đã đang và sẽ thu hút mạnh dòng các dòng vốn tham gia thị trường, đặc biệt là dòng vốn ngoại, tạo cơ sở vững chắc cho một năm phát triển mạnh và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hoàng Xuân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.