💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Khai thác quỹ đất ven sông

Ngày đăng 16:02 26/04/2019
Khai thác quỹ đất ven sông

Vietstock - Khai thác quỹ đất ven sông

Là tài nguyên quý giá, nhưng quỹ đất vàng ven sông tại TP.HCM lâu nay bị bỏ hoang phí, không khai thác. Ở nhiều nơi bị các tổ chức, cá nhân lấn chiếm ra tận lòng sông.

Quỹ đất ven sông nếu được khai thác tốt sẽ đem lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường. ẢNH: ĐỘC LẬP

Vì thế, kế hoạch khai thác quỹ đất ven sông để phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nhận được nhiều ủng hộ.

Bỏ hoang đất “vàng”

Cụ thể, UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở ngành rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, xác định quyền sở hữu để lên phương án khai thác hợp lý. Đồng thời thu hút các nguồn lực đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch, sử dụng quỹ đất ven sông xây dựng các khu đô thị, tạo lập không gian cảnh quan bờ sông đảm bảo mỹ quan, hiệu quả và bền vững.

Đến nay, việc khai thác quỹ đất ven các con sông vẫn còn lãng phí. Ảnh: Độc lập

Các số liệu thống kê cho thấy TP.HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, trong đó có 3 con sông lớn chảy qua là sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn chảy dọc trên địa phận TP.HCM có chiều dài 80 km và sông Nhà Bè. Ngoài các con sông chính, TP.HCM còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ - Kênh Đôi, Tàu Hủ... Hệ thống sông, kênh rạch giúp TP trong việc tưới tiêu, lưu thông thủy và giúp tạo bộ mặt cảnh quan cho TP trong mát hơn...

Chính vì vậy, từ năm 2004, TP.HCM đã ban hành Quyết định 150 để quản lý, sử dụng quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông, rạch để phát triển hạ tầng, cây xanh hai bên các con sông, kênh, rạch.

Theo Quyết định 150 và sau này là Quyết định 22 sửa đổi, sông rạch từ cấp 1 đến cấp 4 có hành lang bảo vệ rộng 30 - 50 m. Trên phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch sẽ không được phép xây dựng các công trình mà chỉ được phép xây dựng cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, nhà giữ xe và các cơ sở dịch vụ có thời hạn... Tuy nhiên, từ đó đến nay quỹ đất hai bên các con sông, nhất là sông Sài Gòn, vốn được coi là “đất vàng” gần như bị bỏ quên, một số nơi bị các công ty, người dân lấn chiếm vô tội vạ.

Đơn cử tại một đoạn của bờ sông Sài Gòn thuộc địa phận Q.2 nhiều nhà hàng, công trình xây dựng ra tận lòng sông. Điển hình là khu đất nằm giữa địa chỉ số 177/10 và 177/11 Nguyễn Văn Hưởng có một cụm công trình 3 căn nhà bằng gỗ, bê tông cốt thép xây dựng không phép, nằm hoàn toàn trong hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn. Tại Km 17+500 m (nằm cách cầu Sài Gòn khoảng 750 m), Công ty TNHH Hải Vương còn xây dựng hệ thống nhà xưởng kết cấu mái tôn, khung sắt với diện tích ước tính 15 x 15 m.

Trước đó, tại khu dân cư thấp tầng Thảo Điền Sapphire, do Công ty cổ phần TDS làm chủ đầu tư, đã vô tư xây dựng 14 hồ bơi, công trình thể dục thể thao với diện tích vi phạm lên đến 1.396,64 m2 trên phần đất thuộc hành lang bảo vệ sông Sài Gòn. Đó là chưa kể rất nhiều dự án bất động sản khác nằm dọc trên sông Sài Gòn và các con sông khác vô tư “cắt khúc” lấn chiếm đất ven sông để kinh doanh bất động sản.

Ngay cả khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng (Q.7), chạy dọc sông Rạch Đỉa, đất mặt tiền sông được ví như “đất vàng” nhưng chủ đầu tư chỉ xếp đá thành bờ kè, mép sông rạch trồng cây, phía đất tiếp giáp trồng cỏ làm công viên, đường đi ở những khu đất khai thác xây dựng nhà để bán như khu hồ Bán Nguyệt, khu biệt thự Chateau, còn những khu vực khác vẫn bỏ hoang để cây cỏ um tùm và gây sạt lở đất, rất lãng phí.

Xây dựng đại lộ ven sông

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, TP.HCM hơn hẳn nhiều đô thị lớn trên thế giới nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt chạy len lỏi trong nội đô. Điểm nhấn đặc sắc, độc đáo nhất của TP là hệ thống sông Sài Gòn.

Đây là tài sản, nguồn tài nguyên quý giá và là nguồn lực giúp phát triển kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến TP, làm cho TP đẹp hơn, lung linh hơn. Nhưng nhiều năm qua, TP chỉ đưa ra tiêu chí bảo vệ mà chưa có hướng khai thác phát triển, lợi thế kinh tế quỹ đất ven sông. Để không lãng phí nguồn đất này, ông Châu cho rằng nên giao quỹ đất cho doanh nghiệp khai thác.

Nếu có phần đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch cần có quy định buộc chủ đầu tư, giao trách nhiệm cho họ phải đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ, xây dựng đường ven sông, công viên, cây xanh, các công trình dịch vụ phục vụ công cộng và du khách. Đối với các dự án cũ trước đây chưa giao quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch thì cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ đầu tư dự án đó hoặc mời gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư, khai thác kinh doanh để sử dụng hiệu quả quỹ đất ven sông rạch.

“Ngay giữa thủ đô Tokyo của Nhật trong khoảng hành lang sông vẫn có các tòa nhà cao tầng, công trình ven sông mọc trên đó. Hay sông Hàn ở Seoul của Hàn Quốc có nhà hàng và bến tàu du lịch ngay trên lòng sông, nhưng không làm tràn lan mà có quy hoạch. Ven sông Hàn còn có các tuyến đại lộ, đường cao tốc được xây dựng. Tại Singapore ai cũng biết trên sông và bờ sông được xây dựng cả một tổ hợp gồm quảng trường, trung tâm thương mại, khu thể dục thể thao, nhà hàng trên sông và đã trở thành biểu tượng, điểm đến của người dân và du khách khắp nơi trên thế giới”, ông Châu nói và cho biết xuất phát từ quan điểm đó, HoREA ủng hộ ý tưởng làm tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn kết nối trung tâm TP đến tận Tây Ninh.

Nếu tuyến đường này được thông qua sẽ kết nối với hệ thống cao tốc TP.HCM - Mộc Bài từ TP.HCM đi qua Bình Dương, Long An đến Tây Ninh, giúp phá thế độc đạo của quốc lộ 22 hiện nay. Điều này cũng giúp tôn tạo, bảo vệ sông Sài Gòn, khai thác quỹ đất rộng lớn ở Hóc Môn, Q.12, Củ Chi.

Nhiều dự án vẫn còn trên giấy

Thực tế cách đây khoảng hơn 2 năm, Tập đoàn Tuần Châu đã đề xuất dự án làm tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn. Theo một lãnh đạo của tập đoàn này, hiện đề án đã được hoàn thiện, trình các cấp của TP.HCM và cả trung ương.

Tuần Châu hay đơn vị nào làm tuyến đại lộ này sẽ tận dụng được quỹ đất ven sông mà không tốn nhiều chi phí giải phóng mặt bằng vì đa số là đi ven sông. Qua đó mang lại lợi ích kinh tế khi TP có thể đưa vào khai thác, thúc đẩy kinh tế của cả khu vực phía tây gồm huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Gò Vấp thậm chí cả tỉnh Tây Ninh.

Không chỉ đưa ra đề án làm đại lộ ven sông Sài Gòn kết nối trung tâm TP với khu vực phía tây, Tập đoàn Tuần Châu cũng từng đưa ra ý tưởng làm tuyến đại lộ nối trung tâm với khu vực phía nam mà trọng tâm là huyện đảo Cần Giờ. Dù các ý tưởng này được đánh giá cao, nhưng đến nay sau nhiều năm vẫn còn nằm trên giấy do các cơ quan chức năng vẫn chưa thông qua.

Lãnh đạo một công ty bất động sản cho biết công ty ông từng đề xuất cải tạo một con sông trên địa bàn TP.HCM theo hướng đền bù giải tỏa nhà sống trên và ven con sông để chỉnh trang cũng như xây dựng các khu đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dọc hai bên sông. Tuy nhiên, khi trình lãnh đạo TP, đề án đã gặp nhiều khó khăn về thủ tục và đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng.

“Để có lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải lấy quỹ đất hai bên sông để phát triển đô thị nhưng điều đó gần như là bất khả thi khi việc đền bù vô cùng khó khăn vì nhà trên và ven sông quá nhiều và đặc biệt là chưa có cơ chế, chính sách nào hỗ trợ từ phía chính quyền”, vị này cho hay.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư, chứ vẽ ra rồi mà không làm được cũng bằng không. “Sông nào làm được ngay thì phải tiến hành sớm để làm mẫu cho các khu khác. Sớm định ra chức năng đô thị của từng khu vực sao cho hợp lý, đồng nhất”, ông Sơn nói.

Đình Sơn

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.