Trong khi Thế giới Di động (HM:MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam vẫn đang báo lãi thì FPT (HM:FPT) Retail (FRT) đã lỗ ròng 3 quý gần nhất. Trong báo cáo mới đây nhất, nhóm quỹ Dragon Capital cho biết đã bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trong phiên 1/11. Sau giao dịch, nhóm quỹ này giảm số cổ phần sở hữu còn hơn 101 triệu cổ phiếu (hơn 6,9% vốn).
Trong khoảng thời gian từ 4/4 đến 1/11, nhóm cổ đông ngoại quốc này đã bán ra gần 15,2 triệu cổ phiếu MWG.
Chiều ngược lại, ước tính từ ngày 26/9 đến 26/10, nhóm Dragon Capital đã mua thêm 1.347.000 cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HM:FRT). Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ này tại FPT Retail tăng lên hơn 10%.
Đâu là góc nhìn của khối ngoại trong các giao dịch mua bán 2 cổ phiếu Top đầu ngành bán lẻ này?
Xét về câu chuyện kinh doanh,MWG - với vị thế là cổ phiếu lớn nhất ngành bán lẻ và đang hiện hữu trong rổ VN30 - đã liên tục báo lãi quý kể từ khi lên sàn. Dù vậy, tình hình kinh doanh của công ty đã lao dốc kể từ đầu năm 2022 tới nay.
Quý 3/2023, Thế giới Di động đạt doanh thu 30.287 tỷ đồng - giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế công ty mẹ đạt gần 39 tỷ đồng - giảm 96% YoY và tiếp tục ở vùng đáy lịch sử.
Dù đang sở hữu 3 chuỗi cửa hàng mang lại doanh thu chủ lực là Bách Hóa Xanh (BHX), Thế giới Di động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX), tuy nhiên lợi nhuận của MWG chủ yếu đến từ chuỗi TGDĐ và ĐMX trong khi BHX vẫn đang chịu lỗ.
Cần nhấn mạnh rằng TGDĐ và ĐMX hiện đang chiếm lần lượt 55% và 60% thị phần và đang bước vào giai đoạn bão hòa. Trong khi đó, các mảng bán lẻ khác như nhà thuốc An Khang hay BHX vẫn chưa đem lại hiệu quả trên báo cáo tài chính.
Như vậy, tiềm năng tăng trưởng của Thế giới Di động hiện tại không có nhiều.
Đối với FPT Retail, doanh nghiệp nhà FPT đang sở hữu chuỗi cửa hàng FPT Shop và hệ thống nhà thuốc Long Châu.
Tương tự TGDĐ, chuỗi FPT Shop của FRT trước mắt không còn nhiều dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên, chuỗi nhà thuốc Long Châu lại ghi nhận tình hình kinh doanh khá hiệu quả và liên tục mở rộng cửa hàng, trở thành hệ thống nhà thuốc số 1 Việt Nam. Theo đó, đây chính là động lực tăng trưởng của FRT trong tương lai.
Xem thêm: Chuỗi nhà thuốc Long Châu (FRT) đang kinh doanh ra sao?
Về diễn biến giá cổ phiếu, nhịp điều chỉnh mạnh từ vùng 69.x hồi giữa tháng 9 vừa qua đã kéo cổ phiếu MWG về vùng đáy 3 năm (ngưỡng 33.x - 35.x). Cùng với nhịp điều chỉnh 40% chỉ trong 1,5 tháng, khối ngoại đã xả ròng khoảng 45 - 46 triệu cp MWG, room ngoại tại Thế giới Di động hở kỷ lục sau nhiều năm (hiện còn 45,8% trong khi trước đây luôn kín room 49%).
Diễn biến giá cổ phiếu MWG và FRT thời gian qua |
Trái chiều, cổ phiếu FRT cùng 2 mã anh em là FPT và FTS (Chứng khoán FPT (HM:FTS)) đồng loạt tăng mạnh.
Tính từ đầu tháng 11 tới nay, cổ phiếu FRT tăng hơn 20% và tiếp lập mức đỉnh lịch sử 104.500 đồng/cp trong phiên 9/11. Tính từ thời điểm VN-Index giảm 55 điểm (phiên 18/8), cổ phiếu FRT đã tăng 51% qua đó trở thành một trong số ít cổ phiếu chiến thắng thị trường chung. Cùng thời điểm, chỉ số sàn HOSE đã đánh rơi cả trăm điểm.
Rõ ràng, kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh trong tương lai đang giúp FPT Retail bứt phá ngoạn mục - bất chấp khoản lỗ ròng 21 tỷ trong quý 3 vừa qua cũng như mức lỗ 245 tỷ sau 3 quý gần nhất.
Xem thêm:
Chủ tịch Thế giới Di động: Đầu tư cổ phiếu MWG 1 ăn 100 sau 18 năm, kết quả không như mơ sau nửa chặng đường
Cổ phiếu bán lẻ/sản xuất 3 tháng cuối năm: Khi dòng tiền tăng tốc