Vietstock - F&N: Dựa trên chuẩn cổ phiếu Vinamilk, giá cổ phiếu SAB đang quá cao
Một nhà đầu tư tiềm năng của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) cho biết cổ phiếu SAB đang có giá quá cao, và cổ phiếu Vinamilk nên được xem là tiêu chuẩn để so sánh.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) sẽ là thước đo hợp lý để so sánh vì cả 2 đều là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực, Hui Choon Kit, Giám đốc tài chính của F&N, cho biết.
Dựa trên thu nhập ước tính 12 tháng, hệ số P/E của cổ phiếu Sabeco đang ở mức 38 lần, cao hơn so với mức 21 lần của Vinamilk, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy.
“Giá thị trường của SAB hiện đang vượt quá giá trị hợp lý. Dựa trên những dữ liệu tài chính được công bố, dường như cổ phiếu này còn cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn toàn cầu”, ông Hui cho biết trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại trong ngày thứ Sáu.
Việt Nam đang là điểm đầu tư khá hấp dẫn nhờ có dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Hiện nay, nhu cầu bia đã nhảy vọt 300% so với thời điểm năm 2002, dữ liệu từ Euromonitor cho thấy.
“Đây là một thị trường lớn và Sabeco có thị phần khá cao. Sabeco sẽ là một tài sản hấp dẫn nếu ở mức giá hợp lý”, ông Hui cho biết. Hiện Sabeco chiếm khoảng 40% thị trường bia của Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 9/2017, Asahi Group cũng đưa ra quan điểm tương tự với F&N. Asahi, công ty nước giải khát Thái Lan của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, là một trong số ít các công ty nước ngoài cùng với Anheuser – Burch InBev NV đã đăng ký đấu giá cổ phần Sabeco vào năm ngoái trong đợt chào bán lớn nhất của Việt Nam.
* Asahi Group: Giá cổ phiếu Sabeco đang quá "chát"
Cổ phiếu Sabeco đã nhảy vọt 44% trong năm nay, cao hơn mức tăng 26% của Vinamilk, công ty có vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Chỉ số VN-Index đã leo dốc 28%. Khép lại phiên ngày thứ Ba, cổ phiếu SAB giảm 1.7% xuống còn 285,100 đồng/cp.
Tính tới ngày thứ Ba, Sabeco có vốn hóa là 8.1 tỷ USD. Dựa trên lợi nhuận ước tính trong 12 tháng tới, hệ số P/E của Asahi giao dịch ở mức 18 lần, thấp hơn so với 21 lần của Carlsberg A/S và 20 lần đối với Heineken NV.
F&N đã có kinh nghiệm làm việc ở thị trường bia Việt nhờ có cổ phần tại công ty Asia Pacific Breweries – công ty sở hữu Tiger Beer. Tuy nhiên, sau đó Heineken đã thâu tóm lại thương hiệu Tiger Beer.
Ông Hui cho biết: "Chúng tôi biết rất rõ thị trường Việt Nam. Chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ để cải tiến hoạt động của họ".
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)