Investing.com - Chứng khoán Châu Á hồi phục trong phiên giao dịch chiều thứ Sáu. Chứng khoán Trung Quốc mang sắc xanh sau khi giảm 2% trước đó khi chứng khoán Mỹ giảm ngày thứ 2 liên tiếp.
Chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component mở cửa giảm điểm nhưng đã phục hồi, tăng lần lượt 0.6% và 0.2% lúc 2:01AM ET (0601GMT). Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1.5%.
Dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy thặng dư thương mại của nước này với Mỹ tăng lên 213.23 tỷ CNY trong tháng 9, so với mức dự báo là 136.2 tỷ USD.
Xuất khẩu bằng Đôla tăng 14.5% trong tháng 9, so với cùng kì năm trước, cao hơn mức dự báo là 8.2% và tăng tăng 14.3%.
Các nhà kinh tế thuộc Capital Economics cho biết trong 1 lưu ý: "Xuất khẩu Trung Quốc sẽ giảm trong quý tới khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm". "Các mức thuế của Mỹ cũng là một rào cản, mặc dù các nhà nhập khẩu tại Mỹ đã chất hàng từ trước, có nghĩa là nhiều ảnh hưởng chưa được thấy cho đến năm sau".
Công ty con của Tencent Holdings, Tencent Music Entertainment Group lùi thời hạn IPO do lực bán đang mạnh trên toàn cầu, theo báo Wall Street Journal.
Tencent Music được báo cáo là lên kế hoạch tuần tới sẽ bắt đầu giao dịch, nhưng hoãn đến tháng 11 vì lo ngại thị trường đang giảm.
Theo dự báo của hãng hồi đầu thấng, Tencent Music mong muốn IPO tại New York với 1 tỷ USD, giảm so với mức 2 tỷ USD do Reuters báo cáo hồi tháng 9.
Công ty nhạc trực tuyến Trung Quốc hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ nhạc số gồm QQ Music, KuGou, Kywwo, Wesing.
Về phía nam, chỉ số ASX 200 của Úc tăng lên 0,2%. Tập đoàn Ngân hàng ANZ (AX: ANZ) đang thu hút sự quan tâm sau khi công ty sa thải hơn 200 nhân viên vì đã làm sai.
"Chúng tôi sa thải vì họ làm những việc rõ ràng là xấu và gây hại cho khách hàng", Giám đốc điều hành ANZ Shayne Elliott cho biết hôm thứ Sáu.
Ngân hàng Dự trữ Úc cảnh báo rằng một sự leo thang của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Rủi ro giảm mức tăng trưởng toàn cầu “đã trở nên nổi bật hơn”, ngân hàng trung ương cho biết trong Báo cáo ổn định tài chính hai lần một năm. "Tăng cường bảo hộ thương mại đặt ra một mối đe dọa cho triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu."
"Úc sẽ nhạy cảm với một sự co thắt mạnh mẽ trong tăng trưởng toàn cầu hoặc trật khớp trong thị trường tài chính toàn cầu vì tầm quan trọng của thương mại và dòng vốn", RBA nói. “Trong môi trường hiện tại, một loạt các yếu tố kích thích có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu,” RBA nói thêm.
Ở những nơi khác, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,6% và chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,5%.