🤑 Còn ưu đãi nào hời hơn thế. Hãy nhanh tay nhận ngay ưu đãi GIẢM 60% ngày Thứ Sáu Đen trước khi hết hạn….NHẬN ƯU ĐÃI

Đằng sau cái gọi là thao túng tiền tệ

Ngày đăng 15:54 31/08/2020
Đằng sau cái gọi là thao túng tiền tệ

Vietstock - Đằng sau cái gọi là thao túng tiền tệ

Kể từ năm 2015, Mỹ đã cụ thể hóa đạo luật Cạnh tranh và ngoại thương thành đạo luật Tạo thuận lợi thương mại và thực thi thương mại. Theo đó, yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ định kỳ 6 tháng báo cáo việc thực thi đạo luật này. Nghĩa là, cứ mỗi bán niên, các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ sẽ là đối tượng được nhắc đến theo chủ đề gọi là “thao túng tiền tệ” (currency manipulation).

Việc đưa mặt hàng lốp xe Việt Nam xuất vào Mỹ vào cáo buộc trợ cấp chỉ là cái cớ để điều tra trừng phạt thuế quan.

LTS: Ngày 25-8-2020, Bộ Tài chính Mỹ đã gửi đánh giá đến Bộ Thương mại nước này, qua đó xác định Việt Nam chủ động định giá VNĐ thấp hơn USD khoảng 4,7% trong năm 2019, trong đó có sự can thiệp của Chính phủ. Động thái này cho thấy Mỹ có thể viện dẫn Việt Nam vi phạm lần thứ 2 trong báo cáo bán niên về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn. Về phía Việt Nam, Bộ Công thương cho biết sẽ hợp tác với các nhà điều tra của Mỹ về vấn đề này và sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về việc trợ giá và định giá thấp tiền tệ cho phía Mỹ để họ có đủ cơ sở và dữ liệu trước khi đưa ra kết luận. Thực hư vấn đề này như thế nào, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Tạo cái cớ hợp lý

Trong hoạt động thương mại toàn cầu, ngoài việc tuân thủ những bộ quy tắc và hiệp định lẫn nhau, các quốc gia còn bị chế tài từ luật lệ của nước Mỹ. Chẳng hạn, sau khi thiết lập quy tắc tiền tệ từ Hiệp định Bretton Woods (1944), các nước thành viên đã lập nên bộ quy tắc và luật lệ cho thương mại toàn cầu, có tên gọi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tiền thân là WTO ngày nay. Nhận thấy những tác động bất lợi cho mình, Mỹ đã ban hành đạo luật Cạnh tranh và ngoại thương vào năm 1988.

Theo đó hàng năm Bộ Tài chính Mỹ phải phân tích chính sách tỷ giá của các nước, xem các nước có thao túng tỷ giá hối đoái của họ so với USD, nhằm mục đích điều chỉnh trong cán cân thanh toán để đạt lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.

2 tiêu chí được Bộ Tài chính đưa ra là có thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu và có thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ. Đạo luật này ra đời vào thập niên của sự lớn mạnh trong thương mại của Nhật Bản với Mỹ, đã tạo nên cái cớ hợp lý cho Mỹ hành động đơn phương vượt ra ngoài những quy tắc và luật lệ của GATT.

Chuyển sang bối cảnh mới, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có sự lớn mạnh, đe dọa đến vị thế của Mỹ, và liên tục trong nhiều năm Mỹ quy kết Trung Quốc thao túng tiền tệ từ đạo luật 1988. Nhưng những hành động quy kết này chưa được thuyết phục khi nói một quốc gia thao túng tiền tệ. Và năm 2015, Mỹ đã ban hành đạo luật Tạo thuận lợi thương mại và thực thi thương mại.

Đạo luật mới này đưa ra 3 tiêu chí để nhận diện một quốc gia bị cho là thao túng tiền tệ: (1) Có thặng dư thương mại song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD.

(2) Thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP nước đó.

(3) Can thiệp 1 phía (mua hoặc bán ròng) và kéo dài trên thị trường ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng, với tổng lượng mua ròng ít nhất 2% GDP.

Theo đó, nếu 1 quốc gia đạt 2 trong 3 chỉ tiêu trên được liệt vào danh sách thao túng tiền tệ. Điều đáng nói, thời hạn để xem xét được rút lại bán niên thay vì hàng năm.

Nghĩa là, cứ 6 tháng 1 lần những quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ đều phải thấp thỏm tác động của đạo luật này. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay thậm chí Việt Nam đều rơi vào tiêu chí 1. 2 tiêu chí còn lại phụ thuộc hành động của mỗi nước trên GDP của nước đó.

Tháng 1-2020, Bộ Tài chính Mỹ xuất bản báo cáo “Kinh tế vĩ mô và chính sách ngoại hối của những đối tác thương mại chính của Mỹ”, nay chuẩn bị đánh giá để xuất bản báo cáo mới.

Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ thông báo cho các đối tác có nguy cơ bị liệt kê vào danh sách “thao túng tiền tệ”, từ đó như là “báo động” để các nước có tên sẽ thực hiện các hoạt động đàm phán với Mỹ, để khi xuất bản báo cáo trên sẽ được loại ra hay được nêu tên trong báo cáo.

Ngày 24-8, Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Thương mại Mỹ về tình trạng của Việt Nam. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có những hành động đơn phương vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý và quy tắc trong thương mại song phương và quốc tế đã được ký kết.

Nghĩa là, các quốc gia sẽ thương thảo với Mỹ về hướng để khắc phục trong thương mại với Mỹ. Việc thương thảo không chỉ là cam kết mua thêm hàng hóa từ Mỹ để giảm thặng dư trong cán cân thương mại, còn hiểu Mỹ muốn gì từ đạo luật trên.

Ẩn ý đằng sau cái cớ đó

Kể từ năm 2019 đến nay, Việt Nam liên tục được Mỹ cảnh báo đưa vào danh sách thao túng tiền tệ, đồng thời Bộ Thương mại Mỹ cũng gây sức ép điều tra bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Khi những áp đạt này trở nên hiện thực, lợi thế trong thu hút FDI của ngành cao su nói riêng và FDI Việt Nam nói chung có nguy cơ bị đánh mất.

Xét trên bình diện cán cân thương mại của Việt Nam chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong 4 năm trở lại đây, mức thặng dư thương mại từ 2,11 tỷ USD năm 2017 đã tăng lên 6,8 tỷ USD năm 2018 và 9,9 tỷ USD năm 2019.

Theo đó, quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ càng tăng trưởng mạnh. Tính đến cuối năm 2019, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 60,7 tỷ USD (tăng 27,8% so với 2018), trong khi nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam chỉ đạt 14,3 tỷ USD (tăng 12,3% so với 2018), đưa đến thặng dư trong thương mại giữa Việt Nam với Mỹ luôn ở trong tiêu chí thứ 1 của đạo luật Tạo thuận lợi thương mại và thực thi thương mại.

Vấn đề còn lại của Việt Nam chính là việc mua vào ngoại tệ khi thặng dư thương mại và là quốc gia thường xuyên tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đặc biệt, Việt Nam được thế giới và cả Mỹ đánh giá là nước có điều kiện thuận lợi trong tiếp nhận dòng vốn FDI khi chuỗi cung ứng đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Theo đó, 8 tháng 2020, Việt Nam thu hút khoảng 19,5 tỷ USD vốn FDI. Vì thế, việc có khả năng NHNN Việt Nam sẽ can thiệp mua vào ngoại tệ để ổn định vĩ mô là chuyện thường làm.

Trong khi đó, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cuối năm 2019, đã tăng thêm 6,5 tỷ USD trong năm 2019, lên 63,9 tỷ USD (chiếm 25%/GDP).

Trong khi đó truyền thông Việt Nam trích dẫn lời của Thống đốc NHNN vào tháng 4-2020 dự trữ ngoại tệ Việt Nam đạt 84 tỷ USD. Như vậy, tiêu chí thứ 3 của đạo luật 2015 sẽ đưa Việt Nam mấp mé vào danh sách để Bộ Thương mại Mỹ gây sức ép qua các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.

Lần này, Bộ Thương mại Mỹ lại nhắm đến cáo buộc trợ cấp mặt hàng lốp xe chở khách và xe tải nhẹ từ Việt Nam. Theo số liệu của Hải quan Mỹ, trong năm 2019 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 525 triệu USD sản phẩm lốp xe ô tô sang Mỹ. Nhưng với mặt hàng lốp xe có trị giá thấp trong tổng giá trị hàng xuất khẩu vào Mỹ 60,7 tỷ USD, Bộ Thương mại Mỹ đang có ý định gì từ việc điều tra trừng phạt mặt hàng này bằng thuế quan?

Có thể trong số các doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp lớn nhất hiện nay của Việt Nam lại tập trung vào doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Để sản xuất lốp xe, cao su chiếm khoảng 53% trong thành phần, bao gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Ngành sản xuất săm lốp nhập khẩu cao su tổng hợp để sản xuất, trong khi Việt Nam đang có lợi thế trong nguồn cao su thiên nhiên.

Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đứng đầu và thứ 2 là Hàn Quốc về lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam.

Xét về thị trường sản xuất săm lốp Trung Quốc chiếm đến 37% sản lượng. Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn về săm lốp này. Khi quan hệ thương mại giữa 2 nước căng thẳng, các doanh nghiệp FDI nói chung và vốn FDI đầu tư vào ngành sản xuất săm lốp của Trung Quốc đang tính toán dịch chuyển nhà máy.

Điều đáng nói, các nhà sản xuất này chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Với lợi thế là nước có nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên, Việt Nam nổi bật trong việc lựa chọn đặt nhà máy của doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất này.

Vậy, lợi thế này liệu có tồn tại khi mặt hàng này bị Bộ Thương mại Mỹ liệt kê vào danh sách mặt hàng áp thuế do bị áp đặt cáo buộc trợ cấp? Vậy, phải chăng việc nhắm vào một mặt hàng không có doanh số lớn trong thương mại với Mỹ, nhưng lại tập trung chủ yếu vào những doanh nghiệp FDI, Bộ Thương mại Mỹ đang muốn điều gì từ Việt Nam khi lợi thế trong thu hút dòng vốn FDI từ dịch chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc để đến Việt Nam?

Khi những áp đặt này trở nên hiện thực, lợi thế trong thu hút FDI của ngành này nói riêng và FDI của Việt Nam nói chung, sẽ có nguy cơ bị đánh mất. Câu chuyện giữa Việt Nam và Mỹ đã không còn là việc cân bằng trong thương mại từ cái cớ của đạo luật 2015 đề cập ở trên. 

Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính - UEH

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.