Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Bloomberg: Vì sao các chuyên gia môi giới nước ngoài đến với Việt Nam?

Ngày đăng 16:06 29/05/2018
Bloomberg: Vì sao các chuyên gia môi giới nước ngoài đến với Việt Nam?

Vietstock - Bloomberg: Vì sao các chuyên gia môi giới nước ngoài đến với Việt Nam?

Bài viết thể hiện quan điểm của biên tập viên Shuli Ren trên Bloomberg

Nếu chuyên gia môi giới nào cảm thấy mệt mỏi vì tiền thưởng cứ giảm hoài thì họ có thể chuyển sang Việt Nam, biết đâu sự giàu có đang chờ đợi họ ở đó.

Các công ty chứng khoán tại Việt Nam đã thực hiện tuyển dụng những cá nhân có kinh nghiệm ở nước ngoài trong vài tháng gần đây. Một năm trước, ông Mike Lynch – từng là một Giám đốc quản lý tại CIMB Group Holdings ở New York – nay đã chuyển sang Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành Trưởng nhóm khách hàng tổ chức tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI), công ty môi giới lớn nhất tại Việt Nam. Tương tự ông Lynch, nửa năm sau đó, Lawrence Heavey – người có kinh nghiệm 10 năm về cổ phiếu châu Á tại CLSA – cũng bước chân vào SSI.

Các công ty chứng khoán khác cũng không bị tụt lại quá xa. Trong tháng 1/2018, CTCP Chứng khoán Tp.HCM (HSC, HOSE: HCM) – một trong 3 công ty môi giới lớn của Việt Nam – vừa tuyển dụng ông Stephen McKeever – từng là Trưởng Bộ phận Kinh doanh cổ phiếu châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tại Mizuho Securities Co. ở Hồng Kông.

Vậy tại sao những chuyên gia môi giới cấp cao này lại đến Việt Nam – một đất nước được MSCI đánh giá ở bậc “thị trường cận biên” (frontier market)?

Việt Nam là một thế giới cách biệt với các thị trường tài chính lâu đời hơn ở châu Á – nơi phí hoa hồng đã và đang bị bào mòn dần bởi các quy định MiFID và cạnh tranh khốc liệt. Tại Việt Nam, các công ty môi giới hàng đầu vẫn kiếm được ít nhất 15 điểm cơ bản trên mỗi giao dịch cổ phiếu, gấp 3 lần so với các thị trường phát triển như Hồng Kông – nơi các công ty chứng khoán hàng đầu khó mà kiếm nổi 5 điểm cơ bản trên mỗi giao dịch của khách hàng tổ chức.

Bên cạnh sự hấp dẫn của phí hoa hồng là sự nhiệt huyết của nhà đầu tư nơi đây. VN-Index là chỉ số có thành quả tốt nhất châu Á năm 2017 và hiện vẫn tăng 28% trong khoảng thời gian 12 tháng vừa qua, bất chấp đà bán tháo trong thời gian gần đây. Trong ngày thứ Hai (28/05), chỉ số VN-Index đã bước vào thị trường con gấu và giảm 23% so với mức đỉnh lập ra trong tháng 4/2018.

Quan trọng hơn, ở đây có “sóng”. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thanh khoản cao hơn những thị trường khác ở Đông Nam Á. Tỷ lệ turnover hàng năm (giá trị giao dịch trên vốn hóa thị trường) là 32.6% trong năm 2017, cao hơn nhiều so với mức 11.6% của Philippines và mức 17.8% ở Indonesia, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Tại đỉnh điểm trong tháng 1/2018, khối lượng giao dịch hàng ngày bình quân hơn 300 triệu USD.

Chưa hết, bị thu hút bởi một nền kinh tế tăng trưởng 6.8% trong năm 2017, ngay cả các quỹ Chính phủ hạng 1 cũng phải đổ xô vào Việt Nam. Trong năm nay, quỹ GIC Pte của Singapore đã đầu tư 1.3 tỷ USD (tương đương 29,500 tỷ đồng) dưới 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án. Bên cạnh đó, quỹ này còn tham gia vào đợt chào bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, OTC: TCB) – một ngân hàng đã có sự hậu thuẫn của quỹ Warburg Pincus LLC. Khi nói về phục vụ khách hàng tổ chức nước ngoài, việc tuyển dụng những người phương Tây có kinh nghiệm an toàn hơn là sử dụng những tài năng thiếu kinh nghiệm ở trong nước.

Ngoài ra, còn có một số việc làm tốt ở đây. Ngành chứng khoán của Việt Nam hiện đang trong giai đoạn thuận lợi nhất cho các nhân viên ngành này.

Các chuyên gia môi giới nước ngoài có thể nhận thấy Tp.HCM là mảnh đất màu mở để đầu tư tài khoản cá nhân. Từ mua bất động sản đến tài trợ cho các start-up, tài sản của họ có thể nhân lên chỉ trong vài năm.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.