🤑 Còn ưu đãi nào hời hơn thế. Hãy nhanh tay nhận ngay ưu đãi GIẢM 60% ngày Thứ Sáu Đen trước khi hết hạn….NHẬN ƯU ĐÃI

Từ Jesus đến Bitcoin: Lịch sử của nền kinh tế hiện đại

Ngày đăng 07:00 01/01/2001
Từ Jesus đến Bitcoin: Lịch sử của nền kinh tế hiện đại
BTC/USD
-

Ngay trước Lễ Vượt Qua (Passover), Chúa Jesus khi còn trẻ đã đến Jerusalem. Ở đó, trong khoảng sân của một ngôi đền, Người đã thấy những con buôn đang bán đồ đạc của họ và Người đã rất tức giận.

Người đã chê trách họ và giảng giải đạo đức trong Kitô giáo về tiền bạc. Khi đối mặt với lý tưởng của Tân Ước (New Testament), nền dân chủ Công giáo luôn làm việc để củng cố vị thế kinh tế chính trị của nó. Tuy nhiên, tinh thần của thời kỳ Phục hưng đã thay đổi các quy tắc của trò chơi để thiết lập một xã hội có giá trị dựa trên yêu cầu logic, hợp lý và có hệ thống.

Trong khi đó, nhà toán học, Luca Pacioli, đã xây dựng một hệ thống kế toán được gọi là “kế toán kép” và đặt nền móng cho ngành kế toán hiện đại. Tiền không còn là một hình thức khen thưởng hay hình phạt thiêng liêng, và việc sử dụng nó phải được nghiên cứu một cách kiên nhẫn và kỹ lưỡng.

Cùng với sự phát triển kinh tế – chính trị – văn hóa của Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment), đã có những người thách thức quyền bá chủ Công giáo và đặt nền tảng cho việc phân chia Kitô giáo. Vào ngày 31/10/1517, Martin Luther xuất bản: “95 luận đề”, truyền cảm hứng cho tinh thần của Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation).

Đạo đức không còn chỗ cho những lời thú nhận và cầu nguyện mà thay vào đó, đạo đức được thể hiện trong công việc và sự siêng năng. Trong thế giới đó, thành công trong kinh doanh là một vinh dự lớn hơn cả một gia tài hoặc chức vụ và là bằng chứng về tình yêu của Đức Chúa Trời. Hệ tư tưởng Tin lành lan rộng khắp châu Âu và được coi là yếu tố trung tâm trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự giàu có của các tổ chức Tin Lành ở Hà Lan, Thụy Sĩ và Scotland.

Tại Scotland, năm 1776, nhà kinh tế triết học Adam Smith đã xuất bản cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of Nations), trong đó ông cho thấy cách các nền kinh tế phát triển và xác định một số nguyên tắc then chốt sẽ định hình kinh tế hiện đại. Nguyên tắc quan trọng nhất và nổi tiếng là “bàn tay vô hình”, trong đó thị trường tự do là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, và sự can thiệp của chính phủ có thể làm suy yếu khả năng phát triển của thị trường, ảnh hưởng đến cung và cầu. Thật vậy, thời kỳ vàng son của châu Âu là sự tăng trưởng chưa từng có và đi kèm với những cuộc cách mạng vĩ đại. Đó chính là những gì sau này mọi người vẫn gọi nó là – chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi mà Smith nhận được, ông cũng bị chỉ trích. Trong số nhiều nhà phê bình Smith và chủ nghĩa tư bản, người nổi tiếng nhất là Karl Marx. Ông đã cung cấp lý thuyết chính trị, kinh tế của riêng mình. Trong phân tích lịch sử, Marx chẩn đoán “căn bệnh” của xã hội loài người và chỉ tay cáo buộc nguồn gốc của căn bệnh đó về phía chủ nghĩa tư bản, cho rằng nó là nguồn gốc của tất cả những điều xấu xa. Theo Marx, lợi ích kinh tế là một từ che dấu tội ác và chắc chắn là có được từ sự bóc lột người khác. Theo ý kiến ​​của ông, hệ thống tư bản làm cho mỗi cá nhân trong xã hội không ngừng cạnh tranh với nhau, gây ra căng thẳng và bất bình đẳng. Marx cũng chỉ trích người tiêu dùng trong xã hội tư bản và đạo đức làm việc của nhà sản xuất. Do đó, những người theo ông, được gọi là Marxist, mong muốn giải phóng những người khác khỏi ý thức sai lầm bằng một cuộc đảo chính chính trị và tiếp quản tất cả các phương tiện sản xuất của nền kinh tế. Không còn tài sản tư hữu. Không có kế thừa. Tất cả mọi thứ thuộc về mọi người. Một cách để kết thúc các cuộc đàn áp.

Thật vậy sao? Mặc dù Marx đã chỉ ra đúng nguồn gốc của các căn bệnh của xã hội hiện đại, nhưng các giải pháp mơ hồ và vô căn cứ của ông đã không thể thắng được bản chất tham lam của con người.

Lord Acton, một sử gia người Anh, và chính trị gia nổi tiếng nhất nói rằng:

“Quyền lực có xu hướng làm người ta trở nên suy đồi, và quyền lực tuyệt đối sẽ làm bản chất của con người trở nên xấu xa. Người có nhiều quyền lực hầu như luôn luôn là những người xấu.”

Thật vậy, Mussolini, Trotsky, Stalin, Hitler và Mao Trạch Đông – tất cả đều trốn đằng sau cái mác chủ nghĩa xã hội mà đánh rơi tư tưởng nhân đạo của lý thuyết phát-xít.

Năm 1907: Một cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề đã nổ ra, cho thấy hành vi vô trách nhiệm của hệ thống ngân hàng vào thời điểm đó, điều này đã khiến Uncle Sam phải nhìn nhận lại xem liệu một ngân hàng trung ương có cần thiết hay không. Vào cuối năm 1910, một ủy ban bí mật của các quan chức chính phủ, các học giả, và một số ngân hàng lớn nhất đã gặp nhau ở Jekyll Island. 3 năm sau, trong bối cảnh của các cuộc đấu tranh chính trị và thuyết âm mưu, Cục Dự trữ Liên bang được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới trong nền kinh tế Mỹ.

Dù ngân hàng trung ương vẫn mang trên mình một trọng trách lớn, nhưng thảm họa kinh tế cũng đã không còn kéo dài nữa. Mục tiêu chính của Fed là theo dõi những thay đổi nguồn cung tiền tệ, để duy trì mục tiêu lạm phát, và ngăn chặn suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có một số cuộc khủng hoảng sâu sắc mà nền kinh tế Mỹ phải gánh chịu đã xảy ra dưới sự kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang. Nổi tiếng nhất trong số đó là cuộc Đại suy thoái bắt đầu vào ngày thứ năm đen tối hồi cuối năm 1929. Câu chuyện rất quen thuộc: tín dụng giá rẻ có mức lãi suất thấp mà không có đầy đủ chứng khoán tạo ra tăng trưởng đột biến, nhưng thực tế thì chẳng có gì.

Trong bối cảnh của cuộc Đại suy thoái và những cuộc suy thoái tiếp theo, Uncle Sam lại quyết định “kiểm soát tình hình”. Lần này là John Maynard Keynes, người đóng vai anh hùng trong bộ phim kinh tế thế giới. Trái ngược với “bàn tay vô hình” của Smith, Keynes tin rằng chính phủ có quyền giải quyết cái gọi là “bệnh chủ nghĩa tư bản”. Lý lẽ của Keynes được dùng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, các tổ chức nhà nước phải tích cực tham gia vào nền kinh tế thị trường, đưa ra các quy định và in tiền. Mặc dù Keynes được coi là kiến ​​trúc sư của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhưng lý thuyết của ông đã tạo nên một sự thay đổi triệt để từ chủ nghĩa tư bản cổ điển, và có thể được xem như một giai đoạn chuyển tiếp đến chủ nghĩa xã hội. Chính sách Keynes đã được áp dụng và chuyển đổi thành một đức tin kinh tế mới hoàn toàn có thể thích ứng được với mong muốn quyền lực của chính phủ. Trớ trêu thay, các giả thuyết tư bản của Keynes đặc biệt hấp dẫn đối với phe chính trị và họ đã dùng nó để củng cố vị trí của họ trong những năm đó. Và nếu như vậy vẫn không đủ, Keynes tin rằng việc quản lý trung tâm của nền kinh tế toàn cầu có thể thỏa mãn nhu cầu quyền lực của chính phủ, từ đó, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) ra đời.

Tất nhiên, các nhà phê bình kinh tế rất bất đồng ý kiến ​​lập kế hoạch thị trường. Tiền đề cơ bản của chủ nghĩa tư bản là không có người, ủy ban hay chính phủ nào đủ khôn ngoan để có thể đáp ứng được nhu cầu, ham muốn, nguyện vọng của người dân. Do đó, trường phái kinh tế học Áo (Austrian school) cho rằng nguyên tắc tự do lựa chọn cá nhân và sự can thiệp của chính phủ là những thứ có thể phá hoại nền kinh tế. Năm 1944, nhà kinh tế Friedrich Hayek đã xuất bản cuốn “Đường về nô lệ” (The Road to Serfdom), trong đó ông cho người đọc thấy rõ một chính sách kinh tế mù lòa có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực lớn đến mức nào. Hayek tin rằng tự do thực sự sẽ chỉ đến từ một chính sách chấp nhận cạnh tranh thị trường như một hướng đi, và các lý thuyết của ông đã được các nhà lãnh đạo như Ronald Reagan và Margaret Thatcher trẻ hóa vào những năm 1980, những người coi nó là một hướng đi mới của chủ nghĩa tư bản – chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism).

Nhưng dù đã tư nhân hóa, giảm quy định, giảm các chính sách phúc lợi, thu hẹp khu vực công, và giảm quyền hạn của các công đoàn, thì nền kinh tế vẫn phải trải qua các cuộc khủng hoảng khác. Các nhà phê bình đã đổ toàn bộ lỗi sai cho chủ nghĩa tân tự do. Đồng thời, tuyên bố các tổ chức của ngân hàng trung ương vẫn phải đứng ra để quản lý các vấn đề từ các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong khi các nhà tư bản thực sự như Hayek, Milton Friedman, và những người khác đã kêu gọi dẹp bỏ Cục Dự trữ Liên bang và các tổ chức có liên quan, thì dường như tất cả đã tập trung về nó quá nhiều và không thể dỡ bỏ.

Trong khi các cuộc tranh luận vẫn nổ ra và những chính trị gia vẫn đang tìm cách biện minh cho bản thân, thì quan liêu vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Không giống như quyền lực chính trị độc đoán, các cuộc bầu cử chỉ là sự trình diễn của một chế độ dân chủ hiện đại mà tất cả các cử tri đã có đủ phe cánh của mình – The Big Brother. Trong bối cảnh này, có thể hiểu tại sao các nhóm phi chính phủ lại “được lòng dân” hơn.

Không phải các cuộc bạo loạn trên đường phố, chủ nghĩa phi chính phủ là một triết lý chính trị, nhấn mạnh nguyên tắc mà con người có quyền đưa ra quyết định về cuộc sống của riêng họ. Từ đó, chúng ta có thể thấy những người được gọi là crypto-anarchist đã rất giỏi trong việc sử dụng cryptography để bảo vệ quyền riêng tư của họ, tạo nên sự tự do chính trị và kinh tế trong thời đại thông tin. Vào tháng 3 năm 1993, Eric Hughes đã xuất bản bản tuyên ngôn “Cypherpunks”, nói rằng:

“Chúng tôi là Cypherpunk chuyên xây dựng các hệ thống ẩn danh. Chúng tôi đang bảo vệ quyền riêng tư của mình bằng cryptography, nhờ hệ thống chuyển tiếp thư ẩn danh, chữ ký số và tiền mã hóa.”

Năm 2008: Câu chuyện rất quen thuộc. Lại là một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Satoshi Nakamoto, Bitcoin: Hệ thống tiền mã hóa peer-to-peer. Không giống như một mô hình khiến con người chịu đựng sự thiên vị hay áp lực chính trị, …, Bitcoin đề xuất một giải pháp thay thế sử dụng toán học trung lập dựa trên lý thuyết trò chơi để tạo ra mô hình chống độc quyền. Điều này tạo ra sự công bằng giữa các người chơi khác trong mạng lưới. Nó có thể được coi là một hợp đồng được các công thức toán học bảo vệ, được tất cả người chơi trên mạng lưới công nhận và được tất cả mọi người thuộc bất kể tôn giáo, chủng tộc hay giới tính nào chia sẻ. Mặc dù nó là một mô hình chậm, nhưng nó vẫn sử dụng kiến ​​thức chuyên nghiệp thực tế ngang hàng và ưu tiên lợi ích tốt nhất của mạng lưới cho tất cả các cá thể trong đó.

Tóm lại, sự tiến hóa của các lý thuyết chính trị khác nhau bị ràng buộc và chịu ảnh hưởng của sự biến đổi về văn hóa và công nghệ là không thể ngăn cản. Do đó, không có lý thuyết giáo điều bất biến nào có thể mãi mãi phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Trong một thế giới thay đổi liên tục, các nguyên tắc kinh tế cũng phải thay đổi, bởi vì khi thực tế thay đổi, kết luận mới là bắt buộc cũng phải thay đổi. Chẳng hạn như khi con người đã biết đến công lý và bình đẳng thì chính sách bóc lột và đàn áp nô lệ phải thay đổi.

Bitcoin cũng là một ý tưởng nhằm thay đổi thế giới. Và cũng như tất cả các ý tưởng trước đó, nó đang tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển. Bitcoin vẫn có tiềm năng trở thành nhịp đập của nền kinh tế mới trong tương lai. Và chương trình này chỉ vừa mới bắt đầu.

Trên đây là bài viết “Từ Jesus đến Bitcoin: Lịch sử của nền kinh tế hiện đại” mà CafeBitcoin gửi đến độc giả. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox CafeBitcoin tại: https://t.me/cafebitcoinvn1
Nguồn CryptoPotato/PinkBlockchain

Biên soạn lại bởi CafeBitcoin

The post Từ Jesus đến Bitcoin: Lịch sử của nền kinh tế hiện đại appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.