Vietstock - Quỹ Tundra: Vĩ mô Việt Nam "vui buồn lẫn lộn"
Quỹ ngoại chuyên "đánh game" nâng hạng Tundra nhận định rằng các con số kinh tế vĩ mô Việt Nam “vui buồn lẫn lộn”. Trong đó các kết quả về thương mại gây thất vọng nhiều nhất. Bên cạnh đó, Quỹ cho rằng việc bàn đàm phán Mỹ - Trung bất ngờ đổ vỡ ít nhiều đã thổi bùng tâm lý bi quan.
Trong tháng 5/2019, quỹ Tundra Vietnam Fund giảm 1.8% (xét bằng đồng SEK), nhưng vẫn khá hơn mức giảm 2.3% của chỉ số tham chiếu.
Nguồn: Tundra
|
Những nhóm cổ phiếu đóng góp tích cực đến thành tích của Tundra là bất động sản (chủ yếu là các cổ phiếu họ “Vin”), hàng hóa tiêu dùng (HAG (HM:HAG), HVG (HM:HVG) và VNM (HM:VNM)) và vật liệu (HPG (HM:HPG)). Các cổ phiếu VNM, HVG và VIC cũng nằm trong danh sách những cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của Tundra.
10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục Tundra cuối tháng 5/2019
Nguồn: Tundra
|
Trong khi đó, kéo lùi thành tích của Quỹ là các cổ phiếu nhóm ngành tài chính (CTG (HM:CTG), HDB (HM:HDB), MBB (HM:MBB) và LPB (HN:LPB)), khi tín dụng tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm 2019 đã tác động tiêu cực tới nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Ngành tài chính chiếm tỷ trong lớn nhất danh mục Tundra cuối tháng 5/2019
Nguồn: Tundra
|
Tundra đã giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Dễ nhận thấy là khoản đầu tư vào FPT (HM:FPT) của Quỹ đã giảm từ mức 9.5% (tỷ trọng danh mục) xuống còn 6.3% trong tháng 5 vừa qua. Cổ phiếu FPT hiện đang giao dịch quanh giá 45,050 đồng/cp (9h45, sáng 07/06/2019) tăng so với vùng giá 44,500 đồng vào đầu tháng 5/2019.
Bên cạnh đó, khoản đầu tư - khác biệt so với chỉ số tham chiếu (không có trong rổ cổ phiếu thuộc chỉ số tham chiếu) - trong lĩnh vực bất động sản là DXG (HM:DXG) cũng không có thành quả tích cực, do những lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu trước đề xuất của Ban lãnh đạo về việc phát hành quyền mua cổ phiếu để tài trợ cho các dự án bất động sản.
Khoản đầu tư vào cổ phiếu KDF, sau khi tăng trưởng mạnh trong vài tháng trước đó, đã quay đầu giảm và ảnh hưởng đến thành tích của Quỹ trong tháng 5/2019. DXG và KDF là 2 cổ phiếu có thành tích kém nhất của Tundra trong tháng này.
5 cổ phiếu có thành tích kém nhất của Tundra trong tháng 5/2019
Nguồn: Tundra
|
Đối với những khoản đầu tư có thành tích tốt nhất của Tundra trong tháng 5/2019, cổ phiếu INN của CTCP Bao bì và In Nông nghiệp (HNX: INN) nổi bật với mức hiệu suất 13%.
5 cổ phiếu có thành tích tốt nhất của Tundra trong tháng 5/2019
Nguồn: Tundra
|
Đàm phán Mỹ - Trung bất ngờ đổ vỡ thổi bùng tâm lý bi quan
Thị trường Việt Nam giảm 1.8% trong tháng 5/2019 (xét bằng đồng SEK), trong khi chỉ số MSCI Frontier Markets xGCC Net TR tăng trưởng 2.4%. Khối ngoại vẫn bán ròng tới 101 triệu USD, nhưng nhờ khoản đầu tư của SK Group vào Vingroup (HM:VIC), dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang dương 151 triệu USD. Trong lúc thị trường toàn cầu suy yếu và tại Việt Nam thiếu đi chất xúc tác thúc đẩy thị trường chứng khoán trong nước, giới đầu tư cả nội lẫn ngoại trở nên thờ ơ và giá trị giao dịch trung bình hàng ngày theo đó giảm xuống chỉ còn khoảng 155 triệu USD.
Tháng 5 thường là giai đoạn trầm lắng tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn của giới đầu tư trong nước khi hầu hết các công ty đã công bố dự báo lợi nhuận và thị trường cũng thiếu đi những thông tin xúc tác. Thêm vào đó, bàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung bất ngờ đổ vỡ lại càng khiến bi quan bao trùm. Mặc dù Việt Nam có vẻ hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung khi dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng tính bất ổn về thương mại vẫn khiến giới đầu tư không khỏi âu lo.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HM:HCM) (HOSE) thông báo rằng sẽ “mở hàng” chứng quyền đảm bảo (CW) vào cuối tháng 6/2019. Kết quả là mỗi công ty chứng khoán (CTCK) được phép phát hành sản phẩm CW của riêng họ, 30 cổ phiếu lớn nhất sẽ được lấy làm tài sản cơ sở. Điều này có thể gia tăng thanh khoản đối với nhóm cổ phiếu này và đồng thời CW cũng cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài cơ hội nắm giữ những cổ phiếu bị giới hạn về room ngoại (giới hạn sở hữu).
Vĩ mô “vui buồn lẫn lộn”
Các con số vĩ mô kinh tế Việt Nam “vui buồn lẫn lộn”. Trong đó các kết quả về thương mại gây thất vọng nhiều nhất. Trong tháng 5/2019, xuất khẩu tăng trưởng 7.5% và nhập khẩu tăng trưởng 8.3% so với cùng kỳ năm trước, kết quả này tạo ra khoản thâm hụt thương mại 1.3 tỷ USD trong tháng này và 548 triệu USD từ đầu năm. Đà giảm tốc của xuất khẩu có thể chủ yếu do sự suy giảm của mặt hàng điện thoại thông minh, khi doanh số của Samsung suy yếu trên toàn cầu.
Chiều ngược lại, hoạt động nhập khẩu thiết bị và máy móc gia tăng như một kết quả từ dòng vốn FDI; theo Tundra thì điều này sẽ phản ánh kết quả lên tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
Lượng vốn FDI cam kết tăng ấn tượng 69% từ đầu năm 2019 lên mức 17.7 tỷ USD, trong khi vốn FDI đã giải ngân tăng trưởng 7.8% lên 7.3 tỷ USD. Vì thương chiến Mỹ-Trung, phần lớn FDI đổ vào Việt Nam đến từ Trung Quốc (Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 42% FDI mới), khi các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm trung tâm sản xuất mới để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ. Giá xăng dầu và giá điện tăng đẩy lạm phát tăng trưởng 2.7% so với cùng kỳ năm trước.
Thừa Vân - Vũ Hạo