Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

M&A toàn cầu giảm tốc

Ngày đăng 15:46 05/01/2019
M&A toàn cầu giảm tốc
IBM
-

Vietstock - M&A toàn cầu giảm tốc

Hoạt động M&A đã giảm mạnh số lượng từ mức kỷ lục hồi đầu năm nhưng bù lại bằng những thương vụ khủng về giá trị.

Các thương vụ M&A đã giảm mạnh từ mức kỷ lục hồi đầu năm khi quý IV/2018 được xem là thời kỳ im ắng nhất kể từ quý III/2017. Giới doanh nghiệp đã ký kết các thương vụ trị giá 761 tỉ USD kể từ đầu tháng 10, thấp hơn 25% so với quý I và quý II (mỗi quý có tổng giá trị thương vụ lên tới 1.200 tỉ USD), theo Refinitiv. Đà sụt giảm này diễn ra sau những sóng gió trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

“Nếu tình hình không ổn định hơn, nhiều khả năng các thương vụ sẽ còn ít hơn trong năm 2019”, Scott Barshay, luật sư doanh nghiệp tại Paul, Weiss, nhận định. Trong số 20 thương vụ lớn nhất năm 2018, chỉ có 2 thương vụ được ký kết tính từ tháng 10.2018, trong đó có thương vụ thâu tóm công ty điện toán đám mây Red Hat trị giá 32 tỉ USD của Tập đoàn IBM (NYSE:IBM).

Dù vậy, không ít ông chủ ngân hàng và luật sư cho rằng đà suy giảm này chỉ là tạm thời và các công ty vẫn rất hứng thú với những thương vụ thâu tóm lớn. Bằng chứng là 2018 vẫn là năm của các thương vụ khủng. “M&A sẽ còn dư địa tăng trưởng. Nhiều đơn vị đang có những động thái M&A. Và họ lại tập trung nhiều vào các giao dịch quy mô lớn hơn có thể tạo lực đẩy cho doanh nghiệp mình”, Robin Rankin, đồng đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu tại Credit Suisse, nhận định.

Sự sụp đổ của các thương vụ Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo thêm sức ép đối với cuộc thập tự chinh của các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2018. M&A của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm xuống còn 9,3 tỉ USD với số thương vụ giảm 25%, theo Refinitiv. “Bức tranh đang thay đổi. Chúng tôi đang chứng kiến các thương vụ ra nước ngoài ít hơn của doanh nghiệp Trung Quốc”, James Tam, đứng đầu bộ phận M&A châu Á - Thái Bình Dương tại Morgan Stanley, nhận định.

Đà sụt giảm một phần do việc Trung Quốc “thẳng tay” với các vụ thâu tóm ra nước ngoài như HNA, Dalian Wanda và Anbang. Chính sách bảo hộ ráo riết hơn tại phương Tây cũng khiến cho người mua Trung Quốc không mặn mà với các thị trường phát triển.

Một nguyên nhân lớn đằng sau cuộc tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất là việc Mỹ cho rằng Trung Quốc muốn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất cấp cao, thường thông qua mua lại quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài. Cách phản ứng của Mỹ là ngăn cản nhiều thương vụ hơn vì lý do bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời đẩy mạnh kiểm soát của Chính phủ đối với hoạt động đầu tư vào nước mình. Một đạo luật vào tháng 8 cho phép Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ được quyền xem xét thậm chí các khoản mua lại cổ phần thiểu số trong các doanh nghiệp Mỹ, trước làn sóng đầu tư mạo hiểm lên mức kỷ lục của Trung Quốc tại Mỹ trong nửa đầu năm 2018.

Sự kháng cự trước làn sóng M&A từ phía Trung Quốc không chỉ ở Mỹ. “Đó thực ra là hiện tượng mang tính toàn cầu nhiều hơn, khi quá trình toàn cầu hóa và sự tiếp cận các thị trường ngày càng trở nên khó khăn”, Greg Peirce, đứng đầu M&A khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại UBS, nhận định. Úc, Đức và Canada đã tăng cường kiểm soát với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia. Đầu năm nay, Canada đã ngăn cản thương vụ China Communications Construction thâu tóm hãng xây dựng Aecon với giá 1,18 tỉ USD.

Năm của các thương vụ khủng

Một điểm đáng chú ý trong năm nay là các thương vụ M&A toàn cầu được thúc đẩy bởi các siêu thương vụ, khi giới doanh nghiệp đặt cược rằng các thương vụ khủng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và giúp cạnh tranh tốt hơn trước làn sóng mới của các kẻ phá bĩnh kỹ thuật số. Các thương vụ trị giá hơn 5 tỉ USD đã tăng 70% lên mức 1.500 tỉ USD, theo Refinitiv, chiếm 40% tổng thương vụ năm 2018. Các thương vụ có giá trị hơn 10 tỉ USD cũng tăng từ 28 vụ trong năm 2017 lên tới hơn 40 vụ năm nay, trong đó có vụ thâu tóm 77 tỉ USD hãng dược Ailen Shire của Takeda (Nhật) và vụ thâu tóm Sky (Anh) của Comcast với giá 48 tỉ USD.

Steve Arcano, một luật sư doanh nghiệp tại Skadden, đánh giá công nghệ chính là động lực lớn đằng sau các thương vụ khủng. “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu phải thay đổi các nền tảng của họ để thích ứng với các thị trường đang “tiến hóa” nhanh chóng trong một thế giới đầy rẫy kẻ phá bĩnh. Và họ sẵn sàng tiến hành các thương vụ khủng để giải quyết vấn đề này”, ông nói.

Một điểm đáng chú ý khác là các thương vụ mua lại dựa trên vay nợ (LBO) đã tăng lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Các thương vụ LBO có tổng giá trị lên tới gần 384 tỉ USD năm 2018, tăng 28% so với cách đó 1 năm. Các thương vụ năm 2019 sẽ một phần dựa trên khả năng đảm bảo tài chính cho M&A của các tập đoàn đầu tư vốn cổ phần tư nhân.

Biến động thị trường gần đây và lãi suất cao hơn đã đẩy cao chi phí vay mượn và giới chủ ngân hàng đã e ngại bảo lãnh các hợp đồng vay lớn. Hơn nữa, các tập đoàn đầu tư tư nhân đã bắt đầu tính cả yếu tố suy thoái trong vài năm tới vào dự báo của họ khi nghĩ đến chuyện mua lại dựa trên vay nợ. Dù vậy, họ đang nắm giữ gần 1.200 tỉ USD - số tiền huy động được nhưng chưa đầu tư. Đây là mỏ vàng cho các thương vụ M&A trong năm tới.

Đàm Hoa

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.