Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Fintech là ‘cánh tay nối dài’ của các ngân hàng

Ngày đăng 22:36 22/11/2018
Fintech là ‘cánh tay nối dài’ của các ngân hàng
META
-
CTG
-

Vietstock - Fintech là ‘cánh tay nối dài’ của các ngân hàng

Tại buổi Hội thảo “Tương lai của Fintech và Ngân hàng: Phát triển và đổi mới” do khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Fintech không phải là đối thủ cạnh tranh, mà chính là đối tác, hợp tác cùng có lợi đối với các ngân hàng thương mại.

TS. Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng – NHNN Việt Nam phát biệu tại Hội thảo

TS. Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng – NHNN Việt Nam cho biết hiện nay Việt Nam đang đón nhận làn sóng Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đây là những thay đổi cơ bản đối với ngân hàng truyền thống, đồng thời cũng đi liền với sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.

Trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin, Fintech là viết tắt của Financial Technology được hiểu là việc áp dụng các công nghệ đổi mới sáng tạo và hiện đại trong lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư… nhằm mang đến cho khách hàng các giải pháp dịch vụ tài chính minh bạch hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ truyền thống. Có thể nói Fintech là phân khúc khá năng động tại điểm giao cắt giữa công nghệ và dịch vụ tài chính hay bản chất của Fintech là việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi dịch vụ tài chính.

Ngày nay, Fintech có độ lan tỏa mạnh mẽ xuất phát từ sự phát triển của hàng loạt các công nghệ mới như điện toán đám mây, big data,… Trong hoạt động ngân hàng, Fintech thâm nhập vào nhiều lĩnh vực như cho vay, nghiệp vụ ngân hàng, quản trị rủi ro,… phần lớn các khoản đầu tư sẽ tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xu hướng và mức độ phát triển ở từng khu vực và từng quốc gia khác nhau, nh7ng có thể khẳng định Fintech đang tác động rất mạnh mẽ vào tài chính ngân hàng.

Theo khảo sát của Ngân hàng BBVA, có 2 xu hướng chính phát triển Fintech trong thời gian tới. Thứ nhất, Fintech sẽ ngày càng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, trong đó bên cạnh những lĩnh vực truyền thống vốn là thế mạnh cảy ngân hàng là thanh toán và cho vay, Fintech sẽ tiếp tục phát triển sang những lĩnh vực có nhiều tiềm năng khác như dịch vụ chuyển tiền quốc tế, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng… Thứ hai, Fintech sẽ tiếp tục đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao tiện ích cho người sử dụng cũng như mức độ bảo mật cho khách hàng.

Những năm gần đây, thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư vào lĩnh vực Fintech trên toàn cầu. Theo thống kê của Global Fintech, sự gia tăng đầu tư vào Fintech đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nếu như trong giai đoạn 2010 – 2013, lượng đầu tư vào Fintech dao động trong khoảng 2 – 4 tỷ USD thì đến năm 2017, lượng đầu tư vào FIntech đã tăng lên gấp 10 lần đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Đáng chú ý, nửa đầu năm 2018, tổng đầu tư vào Fintech trên toàn cầu đã đạt 41.7 tỷ USD, vượt con số kỷ lục đã đạt được trong cả năm 2017. Điều này cho thấy lĩnh vực này tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Với xu thế phát triển của Fintech như vậy, đối với lĩnh vực tài chính cũng như ngân hàng, Fintech có những lợi ích ảnh hưởng đối với tài chính quốc gia, Fintech sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài chính thông qua những tiện ích về công nghệ, giúp cho khu vực vùng sâu, xa, nông thôn có thể tiếp cận dịch vụ mà bản thân ngân hàng truyền thống chưa đạt được. Thứ hai nếu các công ty công nghệ liên kết được với ngân hàng sẽ có nhiều sản phẩm ra đời giúp đa dạng hóa dịch vụ tài chính, khách hàng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm, giúp phân tán rủi ro và giúp giảm được các cú sốc tài chính.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số thách thức mà Fintech đặt ra đối với hệ thống ngân hàng. Thứ nhất Fintech chính là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của ngân hàng, ảnh hưởng tới thị phần khách hàng của hệ thống ngân hàng. Thứ hai, Fintech đặt ra nhiều thách thức cho các tổ chức tài chính trong việc thay đổi để thích ứng để phát triển trong bối cảnh mới. Thứ tư Fintech sẽ làm thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng truyền thống. Cuối cùng là các cơ quan quản lý đang đứng trước yêu cầu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quản lý phù hợp, không cản trở nhưng vẫn bảo vệ người tiêu dùng và ổn định tài chính.

Bà Tô Thị Hà – Giám đốc CTCP Dịch vụ Thương mại Việt Nam Trực tuyến cho biết, người tiêu dùng không nên lo ngại thông tin khách hàng bị lộ khi ngân hàng kết nối với công ty thanh toán. Bởi số thẻ hay số tài khoản không được chuyển qua công ty trung gian thanh toán mà được lưu trữ tại ngân hàng, và chỉ chuyển qua công ty trung gian thanh toán mã giao tiếp, khi khách hàng thực hiện thanh toán một giao dịch, công ty này nhận được mã tham chiếu và chuyển về cho ngân hàng xử lý giao dịch.

Liệu Fintech có quấy rối hay cản trở ngành tài chính ngân hàng hay không? Bà Hà khẳng định rằng Fintech trong thời gian qua đang là “cánh tay nối dài” của ngân hàng vì muốn thanh toán các giao dịch đều phải thông qua ngân hàng và Fintech đang là đối tác đem khách hàng về cho ngân hàng.

Bà Hà cho biết 2 năm trước đây các ngân hàng đều lo ngại khi đề cập đến vấn đề hợp tác với các công ty Fintech, tuy nhiên hiện nay các ngân hàng thương mại đã quan tâm hơn và mong muốn hợp tác hơn với các công ty trung gian thanh toán.

Theo báo cáo Fintech toàn cầu năm 2017 của PwC, hiện nay trung bình 45% số ngân hàng được hỏi trên toàn cầu đã có sự hợp tác với các công ty Fintech trong việc phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng cao hơn so với mức 32% của năm 2016. Theo dự báo của PwC, trong tương lai, xu hướng hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng được dự báo tiếp tục gia tăng với ước khoảng trung bình 82% số ngân hàng trên toàn cầu sẽ có sự hợp tác với các công ty Fintech trong vòng 3 – 5 năm tới.

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 80 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%). Hiện có 2/3 các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến như Onepay, 123 Pay, Vina Pay, MoMo…; cung ứng thanh toán kỹ thuật số như POS/mPOS như iBox, Moca; chuyển tiền như Nosdestr, Matchmove, Cash2vn…

Ở Việt Nam hiện nay tất cả các công ty trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp với ngân hàng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ như VPBank hiện nay đang hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số, MBB hợp tác với công ty Fintech tạo ra công nghệ cho phép người tiêu dùng thực hiện giao dịch ngay trong ứng dụng Messenger của Facebook (NASDAQ:FB), Vietcombank (HM:CTG) (VCB) hợp tác với CTCP Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn.

Về phía các ngân hàng, ông Lê Bá Trực – đại diện Ngân hàng Kiên Long cho biết, đối thủ của các ngân hàng chính là các ngân hàng thương mại khác chứ không phải công ty Fintech vì chiến lược và phân khúc khách hàng của công ty Fintech và ngân hàng là khác nhau.

Về góc độ của công ty chứng khoán, ông Lê Công Thiện – Phó Tổng Giám đốc CTCK TPHCM (HSC) cho biết, Fintech không phải là đối thủ mà là phương pháp mới kết nối người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu sử dụng tiền, thanh toán với nhau.

Thủy Hồ

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.