UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%

Ngày đăng 15:17 07/04/2022
UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%
VND
-
VND/USD
-

Vietstock - UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%

Với đà tăng trưởng GDP quý 1/2022 và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong 3 quý còn lại, Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2022 của Việt Nam sẽ ở mức 6,5%, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra…

Tăng trưởng GDP được hỗ trợ nhờ vào kết quả hoạt động tốt từ lĩnh vực sản xuất và sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ.

Báo cáo Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2022 được UOB phát hành ngày 6/4 cho thấy, triển vọng tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những diễn biến xung quanh căng thẳng Nga – Ukraine và đà tăng giá của các mặt hàng năng lượng.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5% nhờ sự phục hồi ổn định”, UOB cho biết.

Tăng trưởng quý 1/2022 ổn định

Theo báo cáo, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 1/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này được hỗ trợ nhờ vào kết quả hoạt động tốt từ lĩnh vực sản xuất, trong khi lĩnh vực dịch vụ dần phục hồi khi Chính phủ nới lỏng các hạn chế phòng dịch Covid-19.

“Dẫu vậy, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi là 5,8% và dự báo của Bloomberg là 5,5%”, báo cáo nhận định.

Trong số các động lực chính trong quý 1/2022, lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu, với mức tăng 7,8% so với mức tăng 8,9% trong cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, dịch vụ nói chung tăng 4,58%, cải thiện so với 3,62% trong quý 1/2021; tuy nhiên, hiệu suất hoạt động không đồng đều giữa các nhóm ngành.

Đáng chú ý là nhóm ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú phụ thuộc vào du lịch chỉ giảm 1,79% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cải thiện đáng kể so với mức giảm 5,48% trong quý 1/2021 và mức giảm 20,81% khi đại dịch Covid-19 ở mức khó khăn nhất trong nửa cuối năm 2021. Các phân ngành dịch vụ khác hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến y tế (13,22%), tài chính (9,75%) và vận tải & lưu kho (7,06%).

Lĩnh vực ngoại thương tiếp tục hoạt động tốt. So với mức tăng trưởng cao trong năm 2021, xuất khẩu tiếp tục tăng 14,8% trong tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm lên 34,06 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 14,6% lên 32,67 tỷ USD, xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung trong quý 1/2022, xuất khẩu tăng 12,9% so với cùng kỳ lên 88,58 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 15,9% lên 87,77 tỷ USD, tạo ra thặng dư thương mại 809 triệu USD trong quý 1/2022.

Trong quý này, ngành sản xuất điện thoại di động và các linh kiện vẫn đóng góp lớn nhất với giá trị xuất khẩu đạt 14,2 tỷ USD (giảm 1,2% so với cùng kỳ), tiếp theo là linh kiện điện tử (12,9 tỷ USD; tăng 8,1% so với cùng kỳ), máy móc (9,6 tỷ USD; tăng 5,6%), dệt may (9,1 tỷ USD; tăng 25,9%) và giày dép (5,2 tỷ USD; tăng 9,2%).

Vẫn còn rủi ro

Dù vậy, UOB cho rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi. Trong quý 1/2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà các nhà đầu tư giải ngân là 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI cam kết lại giảm 12% so với cùng kỳ xuống 8,9 tỷ USD. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế thế giới nhất là kể từ sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022.

Đáng chú ý, giá tiêu dùng tăng 2,41% trong tháng 3/2022, cao hơn so với mức tăng 1,42% trong tháng 2/2022 do chi phí vận tải tăng tới 17,2%. Và theo UOB, chi phí nhiên liệu trong nước tăng nhanh là do giá dầu thô toàn cầu tăng trước xung đột quân sự Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.

“Đà tăng này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát trong những tháng tới”, báo cáo nhấn mạnh.

Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 15,8 tỷ USD sản phẩm năng lượng (bao gồm than, dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt), chiếm khoảng 4,8% trong tổng giá trị nhập khẩu 331,2 tỷ USD trong năm. Từ đầu năm đến tháng 2 năm 2022, giá trị nhập khẩu năng lượng đã tăng lên 2,19 tỷ USD, tương đương 5,2% giá trị nhập khẩu 42,14 tỷ USD, cao hơn mức bình quân 4,8% của giai đoạn 2020-2021.

“Với sự khởi sắc trong các hoạt động kinh doanh, nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng sẽ tăng song song với việc tăng giá toàn cầu, các cân đối bên ngoài cũng như áp lực lạm phát sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, do đó có thể làm giảm nhu cầu tổng thể trong thời gian tới”, UOB nhận định.

Triển vọng cả năm đạt 6.5%

Với diễn biến như trên, UOB tin rằng tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,5%, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% của Chính phủ.

Cùng với áp lực lạm phát đang gia tăng, UOB cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có khả năng vẫn giữ chính sách lãi suất phù hợp để hỗ trợ cho các nỗ lực phục hồi, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn do xung đột giữa Nga-Ukraine. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn dự kiến ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu là 2,5%.

Ngoài ra, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất trong tháng 3/2022, tỷ giá USD/VND đang dần phục hồi từ mức thấp nhất vào cuối tháng 1/2022 khoảng 22.630 VND/USD.

Tâm lý trên thị trường ngoại hối tại Châu Á, bao gồm cả VND (HM:VND), tiếp tục bị ảnh hưởng từ hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Rủi ro trên dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên trong thời gian gần đây do kỳ vọng tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp FOMC còn lại cho năm 2022, lãi suất cơ bản của USD có thể lên khoảng 1,75%-2,00% vào cuối năm 2022.

“Do đó, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với VND và dự báo VND sẽ giảm giá nhẹ cùng với các đồng tiền khác tại châu Á, so với USD. Chúng tôi tiếp tục dự báo tỷ giá USD/VND đạt mức 23.000 trong quý 2/2022, 23.100 trong quý 3/2022, 23.200 trong quý 4/2022 và 23.300 trong quý 1/2023”, UOB dự báo.

Anh Nhi

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.