Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ : 'Tháo gỡ ngay, không tiếp nhận, báo cáo rồi chờ'

Ngày đăng 21:00 01/09/2021
Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ : 'Tháo gỡ ngay, không tiếp nhận, báo cáo rồi chờ'
HCM
-

Vietstock - Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ : 'Tháo gỡ ngay, không tiếp nhận, báo cáo rồi chờ'

Đó là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Đó là xử lý ngay những vướng mắc, khó khăn một cách quyết liệt chứ không chỉ “tiếp nhận và báo cáo, rồi chờ” như với những kiến nghị gửi các ban ngành lâu nay.

Nếu những khó khăn được tháo gỡ, cơ hội doanh nghiệp "trụ" lại trên thị trường cũng cao hơn. Thúy Hằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo quyết định, Phó thủ tướng Lê Minh Khái sẽ làm tổ trưởng Tổ công tác này và 3 tổ phó là ba bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB-XH.

Không tiếp nhận, báo cáo rồi chờ...

Thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, ngành và tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan trung ương, địa phương, hiệp hội, chuyên gia. Nhiệm vụ của Tổ là giúp Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những việc quan trọng, liên ngành trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đề xuất hướng xử lý những khó khăn và có quyền yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HM:HCM) đánh quá, với quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt cho thấy Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm hơn và cầu thị lắng nghe, muốn giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đang đối diện trong hiện tại.

"Tổ công tác đặc biệt nên công bố đường dây nóng hay cơ chế tiếp nhận nào để doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng phản ánh nhanh các vướng mắc đang xảy ra"- ông Dũng nói và mong Tổ công tác sẽ xử lý dứt điểm ngay những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, chứ không chỉ tiếp nhận và báo cáo rồi chờ như từng xảy ra lâu nay đối với những kiến nghị của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, những khó khăn để doanh nghiệp được vay vốn lãi suất 0% trả lương cho người lao động đã kiến nghị nhiều, chưa thấy sửa đổi; các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn bị kẹt giấy phép đi đường, khó đưa hàng hóa đến cảng để xuất hàng cho đối tác nên nguy cơ mất đơn hàng...

Ông Trương Vĩnh Thiện, Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt nói thẳng, có quá nhiều khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp. Chẳng hạn, rất khó để duy trì hoạt động sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” khi đã kéo dài phương án này hơn 2 tháng qua. Nhiều công nhân đã xin nghỉ làm vì về nhà sẽ an toàn hơn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác ngưng hoạt động khiến công ty thiếu nguyên phụ liệu như bao bì, hộp nhựa...

Vì vậy, ông mong Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ cần sớm có ý kiến đề xuất các chính sách cụ thể hơn nhằm duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Nếu chuỗi cung ứng sản xuất bị gãy đổ thì việc khôi phục lại rất khó khăn. Đồng thời, Chính phủ cần xem xét có thêm các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cụ thể như giảm các mức đóng góp vào chính sách. Ví dụ giảm mức đóng bảo hiểm xã hội một thời gian để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tập trung đảm bảo sản xuất, lo cho đời sống của người lao động.

Đa số các doanh nghiệp phía nam đều cho rằng, việc duy trì mô hình sản xuất theo “3 tại chỗ” kéo dài như hiện nay đang tiêu hao quá nhiều chi phí, nguồn lực, hao hụt nguồn lao động… của doanh nghiệp. Ý kiến chung là nên có giải pháp linh hoạt hơn và giao tính tự chủ trong phòng chống dịch tại nhà máy của doanh nghiệp cho chính doanh nghiệp. Nếu không, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất quá lớn.

Chính phủ "chẩn đúng bệnh", Tổ công tác phải "kê đúng thuốc"

PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, đánh giá, giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc hiện tại của doanh nghiệp là vấn đề vi mô, nhưng nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh nền kinh tế bị tổn thương, chính những vướng mắc mà doanh nghiệp nêu lâu nay chưa được giải quyết đã góp phần không nhỏ khiến nền kinh tế bị trì trệ thêm.

PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân nhấn mạnh, việc chọn 3 bộ trưởng của các Bộ KH-ĐT, Tài chính và LĐ-TB-XH của Chính phủ cho thấy Chính phủ “chẩn đúng bệnh” của doanh nghiệp hiện nay. Đó là việc tiếp tục đầu tư mở rộng hay thu hẹp, đóng cửa; nguồn tài chính duy trì hoạt động khó khăn đến đâu và việc duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội thế nào trong bối cảnh khó khăn bủa vây. “Chưa bao giờ doanh nghiệp trải qua thời kỳ khó khăn khắc nghiệt như lúc này và chưa bao giờ người lao động cũng rơi vào cảnh bế tắc kéo dài như vậy. Thế nên, đã chẩn đúng bệnh rồi, sử dụng loại thuốc nào để chữa cần “bén” hơn. Nên tập trung trong ngành hàng thực phẩm, nông sản nhiều hơn bởi trong đợt dịch thứ 4 này, ngành công nghiệp chủ yếu sản xuất xuất khẩu, phụ thuộc nhiều nguyên phụ liệu từ nước ngoài toàn nhập siêu, nhưng ngành nông nghiệp thực phẩm lại xuất siêu”.

Lý giải thêm việc hỗ trợ tránh đứt gãy, tạo cơ hội tăng tốc cho các doanh nghiệp ngành nông sản, thực phẩm, vị này cho rằng, chuỗi sản xuất nông nghiệp ngắn ngày, từ ruộng đồng, trang trại vào nhà máy và lên bàn ăn có công đoạn ngắn ngày nhưng tính hiệu quả rất cao. VN là nước nông nghiệp, có nguồn nguyên liệu từ trong nước là thế mạnh, nên tạo cơ chế thông thoáng để nhóm đó đứng vững lúc này. Nhóm này đang gặp khó khăn về sản xuất bởi phải duy trì phương án “3 tại chỗ” “2 địa điểm - 1 cung đường”, tốn kém rất lớn. Hệ quả là nông sản ùn ứ ngoài đồng, heo gà nuôi tồn đọng trong trại, hàng hóa không đưa về thành thị bán được, trong khi các loại thuế, lãi suất ngân hàng vẫn trả đủ. Tổ công tác có thể giúp kiến nghị khoanh lãi, giãn nợ tiếp không? Nhóm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xuất khẩu quy mô nhỏ và vừa đang đối diện việc đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Trong 8 tháng đã có 85.000 doanh nghiệp rời thị trường. Một con số nghe quá sốt ruột. Tổ công tác nắm được số này để gấp rút hỗ trợ cụ thể như giãn thuế, giảm tiền điện, giảm các chi phí dịch vụ công… Đừng để họ ở lại phía sau như thông điệp mà Chính phủ đề ra trước đây.

Về dài hạn, theo ông Quân, Tổ công tác phải giúp Chính phủ giải được những bài toán lớn hơn mang tính chiến lược, dài hạn… vực dậy nền kinh tế bị "đứng lại" trong mấy tháng trong đợt dịch thứ 4 này.

Mai Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.